logo

Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán và Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX.


Câu hỏi: Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên:

A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về TLSX.

C. Phân công lao động và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất

D. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX.

Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX.

>>> Xem thêm: Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa?


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về TLSX. Cụ thể hai điều kiện này như sau:

Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.

Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.

Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.

Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên

>>> Xem thêm: Hàng hóa, sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hóa so với kinh tế tự nhiên.


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về sản xuất hàng hóa

Câu 1. Kinh tế hàng hóa xuất hiện và hình thành dựa trên:

A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

C. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

D. Phân công lao động và sự cách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất

Đáp án đúng: C

Câu 2. Hàng hóa là:

A. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người

B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán

C. Sản phẩm được mua bán trên thị trường

D. Sản phẩm dùng để trao đổi với người khác

Đáp án đúng: B

Câu 3. Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi:

A. Sự khan hiếm của hàng hóa

B. Công dụng của hàng hóa

C. Sự hao phí sức lao động của con người

D. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Đáp án đúng: D

Câu 4. Quy luật có giá trị tác dụng

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

B. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và phân hóa những người sản xuất hàng hóa

C. Điều tiết sản xuất, phân hóa giàu nghèo

D. a và b

Đáp án đúng: D

Câu 5. Sản xuất hàng hóa tồn tại

A. Trong mọi thời đại

B. Dưới chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa

C. Chỉ trong chế độ tư bản chủ nghĩa

D. Trong các xã hội có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.

Đáp án đúng: D

------------------------------

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu xong về sản xuất hàng hóa dựa trên yếu tố nào? Và trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan bổ sung kiến thức, Top lời giải chúc các bạn có một bài học thật bổ ích!

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 20/06/2022