logo

Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

Nhân giống vô tính là từ một phần của các cơ quan dinh dưỡng (như rễ, thân, lá) dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc ra cây mới, còn gọi là nhân giống sinh dưỡng. Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả.


Câu hỏi: Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

A. Cây ăn quả

B. Cây ngũ cốc

C. Cây họ đậu

D. Tất cả đều sai

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Cây ăn quả

Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A.

Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh. Phương pháp thường dùng trong nhân giống vô tính có: tách cây, chiết cành, giâm cành, tiếp ghép.

-  Giâm cành (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường). Trong phương pháp nhân giống này, có thể dùng chất kích thích thúc đấy sự ra rễ nhanh chóng hơn.

-  Chiết ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Khi chiết cành, nên chọn cây khoẻ, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bọc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

-  Tiếp ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép. Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cũng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả tốt). Có nhiều kiểu ghép : ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T

Phương pháp nhân giống bằng sinh sản vô tính kết hợp dùng chất kích thích sinh trưởng thúc đẩy nhanh quá trình tạo rễ, rút ngắn thời gian và nhân nhanh cây mới mọi thời gian thích hợp, đạt năng suất cao, tạo cây ăn quả 4 mùa (các loại cam, chanh tứ quý). Các loại cây ăn quả thường dùng các phương pháp ghép để tạo giống có chất lượng quý và tốt hơn. Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng : chuối, dứa, phong lan, gùng, cây ngập mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía, khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc.

>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng

Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào

Câu 1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:

A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng

B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng

D. Tăng vụ gieo trồng

Đáp án: C

Câu 2: Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 3: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:

A. Lai tạo giống

B. Giâm cành

C. Ghép mắt

D. Chiết cành

Đáp án: A

Câu 4: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng những loại cây nào sau đây:

A. Cây xoài

B. Cây bưởi

C. Cây ngô

D. Cây mía

Đáp án: C

Câu 5: Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống:

A. Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp, kín

B. Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh…

C. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

-------------------------

Nhân giống vô tính là một phương pháp rất khó để thực hiện. Qua bài viết trên, mong rằng các bạn sẽ tiếp thu thêm được nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 28/05/2022 - Cập nhật : 21/11/2022