logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước có đáp án đầy đủ nhất.


Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5 - Cơ bản

Câu 1: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Đán án đúng là: B

Câu 2: Nguyên tố nào sau đây có vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ trong tế bào?

A. Carbon.

B. Nitrogen.

C. Calcium.

D. Phosphorus.

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Nguyên tố carbon có vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ trong tế bào. Nguyên tố này có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

[Sách mới] Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 CTST: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu 3: Thiếu nguyên tố iodine sẽ gây ra bệnh

A. Bướu cổ.

B. Thiếu máu.

C. Ung thư.

D. Bại liệt.

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Iot là một thành phần cấu tạo của hormone thyroxine có chức năng kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, thiếu I sẽ gây ra bệnh bướu cổ.

Câu 4: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng là

A. Tham gia cấu tạo tế bào.

B. Tham gia hoạt hóa enzyme.

C. Tham gia miễn dịch cơ thể.

D. Tham gia vận chuyển các chất.

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng là tham gia cấu tạo các hợp chất hữu cơ, góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.

Câu 5: Nguyên tố vi lượng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất sống của cơ thể.

B. Chỉ cần cho động vật và thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Là thành phần cấu tạo của hầu hết các enzyme và nhiều chất hữu cơ.

D. Là nguyên tố không thể thiếu đối với tế bào và cơ thể sinh vật.

Đáp án đúng là: B

Giải thích:

Nguyên tố vi lượng không có đặc điểm chỉ cần cho động vật và thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. Bởi vì động vật và thực vật cần các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sống chứ không chỉ riêng ở giai đoạn sinh trưởng.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học có trong tế bào?

A. Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.

B. C, H, O, N là những nguyên tố hóa học chính trong tế bào.

C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống.

D. Tỉ lệ của một nguyên tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ thể.

Đáp án đúng là: C.

Câu 7: Trong khối lượng chất khô của tế bào, bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng

A. 18,5 %.

B. 50,7 %.

C. 65,4 %.

D. 96,3 %.

Đáp án đúng là: D.

Câu 8: Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành hai nhóm là

A. Nguyên tố vô cơ và nguyên tố hữu cơ.

B. Nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết.

C. Nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

D. Nguyên tố đơn giản và nguyên tố phức tạp.

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành 2 nhóm: 

- Nguyên tố đa lượng 

- Nguyên tố vi lượng.

Câu 9: Nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào được gọi là

A. Nguyên tố vi lượng.

B. Nguyên tố đa lượng.

C. Nguyên tố vô cơ.

D. Nguyên tố hữu cơ.

Đáp án đúng là: B

Câu 10: Tính phân cực của nước là do

A. Đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi.

B. Đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.

C. Xu hướng các phân tử nước.

D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.

Đáp án đúng là: A

Câu 11: Nhóm nguyên tố nào sau đây chứa các nguyên tố đa lượng?

A. C, H, O, N, Ca, P, K, Cl.

B. C, H, O, Na, Cl, Mg, Cu.

C. Ca, P, K, Na, Mo, Zn, I.

D. H, O, Na, Cl, Mo, Zn, I.

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Các nguyên tố đa lượng gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,…

Các nguyên tố vi lượng gồm: I, Fe, Cu, Mo, Zn,…

Câu 12: Nước có tính phân cực là do

A. Oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen.

B. Hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía hydrogen.

C. Oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.

D. Hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.

Đáp án đúng là: C

Giải thích:

Nước có tính phân cực là do oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp eclectron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Vì vậy, đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu sẽ mang điện tích dương là đầu hydrogen.

Câu 13: Trong khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: 

A. Fe, C, H

B. C, N. P. Cl

C. C, N, H, O

D. K. S, Mg, Cu

Đán án đúng là: C


Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5 - Nâng cao

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.

B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.

C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.

D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Đáp án đúng là: D

Câu 15: Nước đá có đặc điểm nào sau đây? 

A. Các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục

B. Các liên kết hidro bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo

C. Các liên kết hidro luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng tinh thể

D. Không tồn tại các liên kết hidro 

Đáp án đúng là: C

Câu 16: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Chất nguyên sinh   

B. Nhân tế bào

C. Trong các bào quan   

D. Tế bào chất

Đáp án đúng là: A

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.

Đáp án đúng là: C

Câu 18: Cho các ý sau:

(1) Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.

(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?

A. 1.   

B. 2.   

C. 3.   

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Câu 19: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì:

A. Chiếm khối lượng nhỏ

B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của hệ enzim

Đáp án đúng là: D

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây giúp nguyên tố carbon trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào?

A. Có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Không có tính dẫn diện.

C. Có khả năng dẫn nhiệt kém.

D. Có nhiều dạng thù hình khác nhau.

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Nguyên tố carbon trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào vì nguyên tố carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S), đây chính là cơ sở để hình thành rất nhiều hợp chất hữu cơ khác. 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 21/04/2023