logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học có đáp án đầy đủ nhất.


Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Cơ bản

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu quan sát gồm có mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Giải thích:

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác trực tiếp để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp quan sát gồm hai bước: chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi.

Câu 2: Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm?

A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.

B. Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.

C. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.

D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích:

Các bước được tiến hành trong phòng thí nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.

Bước 2: Tiến hành: Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.

Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm

- Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.

- Thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.

[Sách mới] Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 CTST: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Câu 3: Cho các phương pháp sau:

(1) Phương pháp quan sát.

(2) Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

(3) Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng giày là

A. (1).

B. (2).

C. (1) và (2).

D. (1) và (3).

Giải thích:

Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng giày là:

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 4: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học nào mà em đã được học?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Giải thích:

Có ba phương pháp cơ bản để nghiên cứu và học tập môn Sinh học, bao gồm: quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm khoa học. 

Câu 5: Cho các bước sau:

(1) Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

(2) Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.

(3) Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu.

Quy trình thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm khoa học là

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (2) → (1) → (3).

D. (3) → (2) → (1).

Giải thích:

Quy trình thực hiện phương pháp thực nghiệm khoa học là:

- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu.

- Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

Câu 6: Cho các thiết bị, dụng cụ sau đây:

(1) Máy li tâm.

(2) Kính hiển vi quang học.

(3) Tủ đông.

(4) Kính lúp cầm tay.

(5) Ống đong.

Số thiết bị, dụng cụ thường được sử dụng trong nghiên cứu môn Sinh học là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 7: Trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng nào sau đây có vai trò định hướng vấn đề nghiên cứu?

A. Kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

B. Kĩ năng xây dựng giả thuyết.

C. Kĩ năng điều tra, khảo sát thực địa.

D. Kĩ năng quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Giải thích:

Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng vấn đề cần nghiên cứu.

Câu 8: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là

A. Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

B. Phương pháp sử dụng các thí nghiệm để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

C. Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất để tiến hành các thí nghiệm khoa học.

D. Phương pháp sử dụng toán học thống kê để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

Câu 9: Sắp xếp các bước sau đây đúng với trình tự thực hiện trong phương pháp quan sát:

(1) Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

(2) Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát.

(3) Xác định công cụ quan sát phù hợp.

Trình tự thực hiện đúng là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (3) → (1).

D. (3) → (2) → (1).

Giải thích:

Trình tự thực hiện đúng trong phương pháp quan sát là:

Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi quan sát.

Bước 2: Xác định công cụ quan sát phù hợp.

Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

Vậy trình tự đúng là (2) → (3) → (1). Đáp án C.

Câu 10: Để ghi nhận lại đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, từ đó tiến hành phân loại thực vật cần sử dụng phương pháp nghiên cứu Sinh học nào sau đây?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp lai hữu tính.

D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 11: Đâu là các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Phần mềm dạy học

B. Găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,...

C. Cân điện tử, các bộ cảm biến

D. Đáp án khác

Giải thích:

Các thiết bị đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm như: găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt. 

Câu 12: Phương pháp nào sau đây sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp tạo dòng thuần chủng.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. 

Câu 13: Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng vấn đề cần nghiên cứu.

B. Công bố kết quả nghiên cứu.

C. Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.

D. Chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.

Giải thích:

Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có vai trò chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.

Câu 14: Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ, hóa chất cần phải chú ý: 

A. Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất

B. Quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm

C. Trang bị cá nhân

D. Cả 3 đáp án trên


Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 - Nâng cao

Câu 15: Trong báo cáo kết quả nghiên cứu Sinh học cần trình bày được bao nhiêu nội dung trong các nội dung sau đây?

(1) Lí do chọn đề tài, mục đích và giả thuyết.

(2) Đối tượng nghiên cứu.

(3) Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

(4) Kết quả nghiên cứu.

(5) Kết luận và kiến nghị.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 16: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?

A. Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Xây dựng giả thuyết → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Điều tra, khảo sát thực địa → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 17: Ngành khoa học nào sau đây được ứng dụng trong xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn?

A. Khoa học Trái Đất.

B. Công nghệ Sinh học.

C. Tin sinh học.

D. Vi sinh vật học.

Câu 18: Phương pháp nào sau đây là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích?

A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp tự thụ phấn.

Hướng dẫn giải

Giải thích:

Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích.

Câu 19: Cho các bước sau:

(1) Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.

(2) Báo cáo kết quả thí nghiệm.

(3) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để làm thí nghiệm.

(4) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

Các bước thực hiện khi làm việc trong phòng thí nghiệm là:

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (1) → (3) → (4) → (2).

C. (3) → (2) → (1) → (4).

D. (3) → (1) → (2) → (4).

Giải thích:

Các bước cần thực hiện khi làm việc trong phòng thí nghiệm là:

Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để làm thí nghiệm.

Bước 2: Tiến hành các thí nghiệm theo theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm.

Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

Câu 20: Để kiểm tra giả thuyết "Nếu đặt chậu cây ở một nơi bất kì thì thân cây sẽ phát triển cong về phía có ánh sáng", người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai chậu cây cùng loài ở hai vị trí khác nhau (gần cửa sổ, góc cầu thang). Hoạt động này thuộc bước nào trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

C. Điều tra, khảo sát thực địa.

D. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

Giải thích:

Hoạt động đặt chậu cây ở một nơi bất kì thì thân cây sẽ phát triển cong về phía có ánh sáng, tạo ra thí nghiệm nhằm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra. Vậy, hoạt động này thuộc bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023