logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 KNTT: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 10 KNTT Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 Kết nối tri thức

Câu 1: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì? 

A. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.

B. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa 

C. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. 

D. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp. 

Đáp án: C

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 KNTT: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu 2: Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào? 

A. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa.

B. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa.

C. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc.

D.  Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử- văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa.

Đáp án: A

Câu 3: Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là:

A. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị

B. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản

C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

D. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Đáp án: C

Câu 4: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?

A. Bảo quản, tu bổ

B. Bảo vệ, bảo quản

C. Tu bổ, phục hồi

D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi

Đáp án: D

Câu 5: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Di sản văn hoá vật thể.

C. Di sản văn hoá phi vật thể.

D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Đáp án: A

Câu 6: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?

A.  Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” 

B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có. 

C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.

D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ. 

Đáp án: A

Câu 7: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác là gì?

A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hoá, có giá trị kinh tế vượt trội.

B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.

Đáp án: C

Câu 8: Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?

A. Thành tựu nghiên cứu của sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.

B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.

C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản

Đáp án: A

Câu 9: Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?

A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá trị về lịch sử - văn hoá truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.

B. Công nghiệp văn hoá góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá.

C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

Đáp án: D

Câu 10: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.

B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.

D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án: B

Câu 11: Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Điện ảnh.

B. Thời trang.

C. Xuất bản.

D. Du lịch khám phá.

Đáp án: D

Câu 12: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần: 

A. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

B. Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm.

C. Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Đáp án: B

Câu 13: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tri thức lịch sử được sử dụng vào lĩnh vực nào? 

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 KNTT: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

A. Điện ảnh

B. Thiết kế 

C. Xuất bản 

D. Thời trang 

Đáp án: A

Câu 14: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì? 

A.  Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 

B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa. 

C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ.

D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Đáp án: A

Câu 15: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá

B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.

C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá

D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Đáp án: A


2. Soạn Lịch sử 10 Bài 4 Kết nối tri thức 

>>> Soạn Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


3. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4 Kết nối tri thức

>>> Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022