logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới trắc nghiệm 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý có đáp án đầy đủ  và chính xác nhất.

Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

Câu 1: Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ  có thể

A. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.

B. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.

C. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định

D. loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?

A. Dặm.

B. Hải lí.

C. Năm ánh sáng.

D. Năm.

Câu 3: Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo? 

A. l = 6,00 ± 0,01 dm.

B. l = 0,6 ± 0,001 m.

C. l = (60 ± 0,1) cm.

D. l = (600 ± 1) mm.

Câu 4: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….

- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.

B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.

D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.

Câu 5: Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2h/t2 . Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào?

[Sách mới] Trắc nghiệm 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án A

Câu 6: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:

A. Thước mét

B. Lực kế

C. Đồng hồ

D. Cân

Câu 7: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là

A. d = (1345 ± 2) mmd = (1345 ± 2) mm

B. d = (1,345 ± 0,001) md = (1,345 ± 0,001) m

C. d = (1345 ± 3) mmd = (1345 ± 3) mm

D. d = (1,345 ± 0,0005) m

Câu 8: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?

(1) Dùng thước đo chiều cao.

(2) Dùng cân đo cân nặng.

(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.

(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.

A. (1), (2).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (2), (4).

Câu 9: Phép đo của một đại lượng vật lý

A. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.

B. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý

C. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý.

D. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv.

Câu 10: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:

A. Chỉ cần đồng hồ

B. Chỉ cần thước

C. Đồng hồ và thước mét

D. Tốc kế

Câu 11: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?

A. Mét, kilogam.

B. Niuton, mol.

C. Paxcan, jun.

D. Candela, kenvin.

Câu 12: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 13: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Dùng thước thẳng có giới hạn đo là 15cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ dài cỡ 15cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỷ đối là

[Sách mới] Trắc nghiệm 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

 

 

 

 

 

 

Đáp án A

Câu 15: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?

A. 201 m.

B. 0,02 m.

C. 20 m.

D. 210 m.


2. Soạn Vật lí 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

 


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3 CTST: Đơn vị và sai số trong Vật Lý

 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 11/09/2022