logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới trắc nghiệm 10 Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý có đáp án đầy đủ  và chính xác nhất.

Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý

Câu 1: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:

A. Chỉ cần đồng hồ

B. Chỉ cần thước

C. Đồng hồ và thước mét

D. Tốc kế

Câu 2: Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ là gì?

A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ

B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ

C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ?

A. Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ

B. Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ

C. Mặc đồ bảo hộ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Đâu không phải là lợi ích của chất phóng xạ?

A. Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư

B. Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng

C. Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu

D. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc

Câu 5: Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này?

A. Để thiết bị gần nước, các hóa chất độc hại, tiếp xúc ánh nắng mặt trời, các vật thể gây cháy, nổ.

B. Sử dụng dây cắm vào thiết bị lỏng lẻo, không chắc chắn.

C. Sử dụng quá công suất của thiết bị 

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.

C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.

D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.

Lời giải:

Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện:

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.

E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

Câu 6: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.

B. Tự ý làm các thí nghiệm.

C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.

D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Câu 7: Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm Cách xử lí thủy ngân đổ ra ngoài đúng cách để đảm bảo an toàn là

A. Báo cho giáo viên tại phòng thí nghiệm.

B. Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó.

C. Tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 8: Chọn phát biểu đúng. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là:

A. Chiều dài: km (kilômét)

B. Khối lượng: g (gam)

C. Nhiệt độ: oC (độ C)

D. Thời gian: s (giây)

Câu 9: Hoạt động nào trong phòng thực hành là không an toàn?

A. Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.

B. Dùng tay không cầm ống nghiệm.

C. Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Hình ảnh nào sau đây có nghĩa là cấm dùng lửa?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án: B

Câu 11: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành em cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.

B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 12: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.

B. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

D. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

Lời giải:

Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ:

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

Câu 13: Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, cần phải lưu ý:

A. Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm, các đặc điểm của những thí nghiệm, vật liệu… mà ta tương tác trong quá trình học tập và nghiên cứu vật lí.

B. Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và môi trường.

C. Học thuộc các quy tắc an toàn, đọc hiểu các kí hiệu, dấu hiệu nguy hiểm có thể xuất hiện tại nơi học tập/ làm thí nghiệm.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm.

1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.

2. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

3. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.

4. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.

5. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.

6. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

7. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.

8. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

9. Tự ý đem đồ thí nghiệm mang về nhà luyện tập.

10. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

A. 1-2-6-8-10

B. 3-4-5-7-9

C. 1-2-6-7-10

D. 3-5-6-7-9


2. Soạn Vật lí 10 Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý

 


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 2 CTST: Vấn đề an toàn trong Vật Lý

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 11/09/2022