logo

[Sách mới] Soạn Vật lý 10 Bài 2 CTST. Vấn đề an toàn trong Vật Lí

Hướng dẫn Soạn Vật lí 10 Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 CTST ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Vật lí 10 trang 12, 13, 14 bộ CTST  theo chương trình sách mới.

 Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 CTST 

Trả lời câu hỏi trang 12 Vật Lí 10: 

Mở đầu

Câu 1: Khi học tập và nghiên cứu Vật lí, học sinh cũng như các nhà khoa học cần phải lưu ý đến những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng?

Lời giải:

Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:

- Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

- Quan tâm, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.

Câu 2: Quan sát Hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.

Sách mới Soạn Vật lý 10 CTST Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí

Lời giải:

Tác hại và lợi ích của chất phóng xạ:

- Tác hại: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc

- Lợi ích: Các chất phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

+ Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư

+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng

+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu

+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật,...

Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:

- Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ

- Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ

- Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể

Trả lời câu hỏi trang 13 Vật Lí 10: 

Câu 1: Quan sát hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Sách mới Soạn Vật lý 10 CTST Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí (ảnh 2)

Lời giải:

Những điểm không an toàn:

Sách mới Soạn Vật lý 10 CTST Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí (ảnh 3)

- Người phụ nữ:

+ cắm/ rút điện sai cách do cầm vào dây điện dễ dẫn tới bị giật khi dây điện hở.

+ Sử dụng nước ngọt khi đang làm thí nghiệm.

- Người đàn ông:

+ tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao.

+ không đeo găng tay bảo hộ.

- Trên bàn có:

+ các dụng cụ sắc nhọn để lên dây điện dễ làm đứt dây điện gây chập cháy.

+ rác vứt không đúng nơi quy định.

+ các thiết bị dụng cụ không dùng cho thí nghiệm để lung tung.

Trả lời câu hỏi trang 14 Vật Lí 10: 

Câu 1: Quan sát Hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm

Sách mới Soạn Vật lý 10 CTST Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí (ảnh 4)

Lời giải:

a) Biển cách báo chất dễ cháy: Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm tránh nổ.

b) Biển cảnh báo hóa chất độc hại: Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm.

c) Biển cảnh báo nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật.

d) Biển cảnh báo chất phóng xạ: Cần đảm bảo an toàn khi lại gần hoặc sử dụng chất phóng xạ.

e) Đồ bảo hộ giúp bảo vệ người làm thí nghiệm tránh các rủi ro khi làm việc với các hóa chất hoặc chất dễ cháy làm mất an toàn đến sức khỏe con người,

f) Kính bảo hộ giúp bảo vệ mắt, tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt.

g) Đeo găng tay khi làm thí nghiệm tránh việc hóa chất dính vào tay làm ăn mòn da.

Câu 2: Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm Vật lí

Sách mới Soạn Vật lý 10 CTST Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí (ảnh 5)

Câu 3: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ

Lời giải:

Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ

+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ

+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ

+ Mặc đồ bảo hộ

Câu 4: Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng. Hãy tìm hiểu các bất thường và hiểm nguy mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp.

Lời giải:

Các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm không gian có thể chịu các hiện tưởng bất thường và hiểm nguy là:

- Sống trong môi trường không trọng lực mọi vật sẽ trôi nổi không cố định cho nên các phi hành gia rất khó đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân. 

- Các nhà du hành vũ trụ rất khó có một giấc ngủ tốt bởi vì chu kì ngày và đêm bình thường bị thay đổi.

- Không bị ảnh hưởng bởi trọng trường như trên Trái Đất, cột xương sống của bạn sẽ mở rộng và giúp bạn cao nhanh hơn, thường là khoảng từ 5 đến 8 cm. Việc tăng thêm chiều cao cũng đem đến cho bạn một vài rắc rối, như bệnh đau lưng hay đau thần kinh.

- Phóng xạ vũ trụ có thể khiến mắt bị đục thủy tinh thể.

- Các phi hành gia phải giao tiếp với nhau bằng sóng radio.

- Buồn nôn, đau đầu, kém tập trung là những bệnh thường thấy ở các nhà du hành. Hiện tượng sung huyết và có thể gây ra cảm giác choáng váng, mất khả năng cảm nhận mùi, vị.

- Bộ não của con người có thể bị phình ra trong điều kiện không trọng lực. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Vật lí 10 Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 CTST theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022