logo

Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Tin 10 Bài 4 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Tin 10 Cánh diều.

Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Tin 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội - Cánh diều


Sơ đồ tư duy Tin Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 4 Cánh diều: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 4 Cánh diều


1. Các ứng dụng công nghệ thông tin

Chính phủ điện tử và doanh nghiệp số

Khi thực hiện chính phủ điện tử (E-Govermmenf), trong các hoạt động quản lí điều hành của nhà nước, giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng.

Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công. Ta thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ — doanh nghiệp, chính phủ — người dân trong chính phủ điện tử.

Phát triển chính phủ điện tử là một chỉ tiêu quan trọng của kinh tế tri thức. Việt Nam hiện đang được đánh giá nằm trong nhóm các nước phát triển chính phủ điện tử ở mức “cao” (có chỉ số từ 0,5 đến 0,75 trên thang điểm 1).

Chuyển đổi số các dịch vụ

Chuyến đối số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế — xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau (Theo QÐ TTg số 749 ngày 03/06/2020 về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia).

Trong lĩnh vục tài chính ngân hàng, các dịch vụ WMgân hàng số (Digital Banking) trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) và thanh toán qua điện thoại thông minh (Mobile Banking) ngày càng phổ biến. Các loại ví điện tử là một ví dụ về chuyển đổi số trong tài chính ngân hàng.

Y tế số (Digital Healthcare) là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khoẻ, bệnh án số. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ qua điện thoại thông minh là ví dụ về chuyền đổi số trong y tế. Đồng hồ thông minh, ngoài việc dùng như điện thoại di động còn tích hợp chức năng đo huyết áp, nhịp tim, đếm số bước chân.... để theo đối sức khoẻ con người.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng phát triển. Các công cụ phần mềm để dạy và học trực tiếp hay qua mạng, tổ chức lớp học, kiểm tra, đánh giá, quản lí kết quả học tập.... được gọi là phần mềm E-Learning.


2. Xã hội tri thức và kinh tế tri thức

Xã hội tri thức có thể coi là bước phát triển tiếp theo của xã hội thông tin. Xã hội tri thức là xã hội dựa trên việc không ngừng tạo ra và sử dụng hàng loạt trị thức trong mọi lĩnh vực, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.

Kinh tế trí thức là nền kinh tê dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức vả thông tin. Trị thức là tài sản, có giá trị hơn cả tài nguyên vật chất. Khoa học, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế.


3. Khai thác tri thức từ dữ liệu

Công nghệ thông tin giúp con người rất hiệu quả trong việc trích xuất thông tin từ dữ liệu. Khai thác tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin. Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đề tạo ra tri thức, biểu diễn tri thức sao cho dễ sử dụng, tổ chức lưu trữ sao cho dễ tìm thấy, giúp truyền tải an toàn, tới đúng đích.

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thông thông minh, góp phần làm nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.

Dữ liệu lớn là lĩnh vực khoa học nhằm trích xuất thông tin từ khối dữ liệu khổng lồ, có thể mang lại những tri thức khó có được theo cách xử lí dữ liệu truyền thông. Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.


4. Đồ dùng và thiết bị thông minh

Hiện nay nhiều đồ dùng, thiết bị được thêm hai chữ thông minh sau tên gọi. Điện thoại thông minh đã rất quen thuộc. Điện thoại thông minh thực chất là một máy tính thu nhỏ, có hệ điều hành, có thể cài đặt thêm hay gỡ bỏ các ứng dụng, có bản phím ảo, màn hình hiển thị thông tin và cho phép chạm, vuốt để điều khiển. Điện thoại thông minh là một hệ thông xử lí thông tin thực hiện được đầy đủ các bước xử lí đầu vào, xử lí dữ liệu, xử lí đầu ra và xử lí lưu trữ.

Đồng hồ thông minh là một thiết bị số hiện đại, có thể coi như điện thoại thông minh đơn giản bớt chức năng và thu nhỏ lại.

Ti vi thông minh hay đầu ti vi kĩ thuật số cũng có hệ điều hành, có thể cài đặt thêm hay gỡ bỏ các ứng dụng giải trí, có cái điều khiển đóng vai trò giống như bàn phím và chuột. Như vậy, chúng là các hệ thông xử lí thông tin, có thê coi là máy tính chuyên dụng gắn với ti vi.

Robot lau nhà, hút bụi thông minh có thể xác định phạm vi vùng làm việc. Nó biết vòng, tránh trở ngại trên đường đi, tự tim về chỗ nạp điện khi sắp hết điện. Khoá cửa dùng dấu vân tay, máy chấm công nhận diện khuôn mặt đang trở thành phổ biến.


5. Các cuộc cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối thế kì XVIII.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu nửa cuối thế kỉ XIX.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 70 của thế kì XX

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra.


6. Internet vạn vật và máy móc thông minh trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh. Song song với máy móc, thiết bị vật lí, máy tính tạo ra bản sao số hoá của chúng, mô phỏng hoạt động như một hệ thống, tức là tạo ra một hệ thông thực —- ảo (Cyber Physical Systems), thế giới ảo song hành với thế giới thực.

Máy móc thiết bị ảo tương tác với nhau trong thế giới ảo theo các quy trình sản xuất. Máy tính sẽ tính toán để đưa ra các quyết định điêu khiến sản xuất, gửi đến máy móc, thiết bị vật lí. Như vậy, sản xuất trong thể giới thực được hỗ trợ bởi các quyết định và điều khiến đã được tính toán bởi hệ thống thực — ảo. Các máy móc thiết bị trở nên thông minh.

Nhờ có Internet vạn vật, các máy móc, thiết bị giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực. Máy móc, thiết bị thông minh là nhân vật trung tâm trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Internet vạn vật kết nối các máy móc, thiết bị cộng tác thông minh, tạo ra hệ thống thực - ảo, tự chủ cùng nhau sản xuất.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Tin 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022