logo

Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Tin 10 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Tin 10 Cánh diều.

Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Tin 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin - Cánh diều


Sơ đồ tư duy Tin Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1 Cánh diều: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 1 Cánh diều


1. Nguồn thông tin và dữ liệu

Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc.,... đa dạng là nguồn thông tin vô tận. “Hội An có Chùa Câu với vòm mái cong rất độc đáo” là một sự vật trong thực tế. Em biết được điều này khi đến thăm trực tiếp hoặc xem trên ti vi, đọc sách, báo....

Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ thể giới xung quanh và chuyển thành thông tin trong bộ não.

Mỗi ngày có thêm nhiều sự việc diễn ra, liên quan đến nhiều người và vật khác nhau, phát sinh nhiều thông tin mới. Con người luôn mong muốn biết thêm nhiều hơn, hiểu thế giới quanh mình rõ hơn, đúng hơn. Đã có nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu. Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.


2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a. Từ thông tin thành dữ liệu

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường xuyên lưu trữ và trao đổi thông tin. Ghi lại một điều em cần chú ý trong bài học vào vở, vẽ một sơ đồ khối thê hiện ý tưởng của em đề giải một bài toán, giải thích cho bạn về ý nghĩa của một từ tiếng Anh là những hoạt động lưu trữ và trao đối thông tin. Nói, viết, vẽ,... là để chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao đổi thông tin.

b. Từ dữ liệu đến thông tin

Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video,... là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin. Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

Để từ dữ liệu rút ra được thông tin, bộ não con người phải xử lí thông tin. Bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin (hay dữ liệu thể hiện thông tin) và đầu ra là thông tin hữu ích (hay dữ liệu thể hiện thông tin hữu ích).


3. Phân biệt dữ liệu với thông tin

Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau. Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin. Có thể có kết quả xử lí một số dữ liệu khác nhau cho cùng một thông tin.

Dữ liệu có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn thông tin có tính toàn vẹn. Ví dụ, thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An; Lớp: 10A; Điểm môn Tin học: 10” khi trình bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành ba mục dữ liệu thuộc ba cột.  Ba mục dữ liệu nắm trong ba ô riêng biệt. Nhưng để có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đâu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa.

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1 Cánh diều: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

4. Tin học và xử lí thông tin trong tin học

Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin là những khái niệm cơ sở của ngành tin học.

Trong tin học, khi nói đến dữ liệu ta muốn nói đến chữ và số hay dấu hiệu nói chung mà có thể xử lí được bằng máy tính. Để máy tính xử lí được thông tin thì thông tin đó phải được chuyển thành dữ liệu trong máy tính (dữ liệu số hóa). Như vậy, trong lĩnh vực tin học, nói đến xử lí thông tin là tìm ra thông tin từ dữ liệu.


5. Các bước xử lí thông tin của máy tính

Máy tính hỗ trợ rất hiệu quả cho con người trong mọi hoạt động thông tin. Các bước xử lí thông tin xử lí thông tin của máy tỉnh tương ứng với các hoạt động thông tin của con người.

Con người thu nhận thông tin nhờ các giác quan. Các thiết bị số thu nhận thông tin nhận tín hiệu từ thế giới bên ngoài và chuyển thành dữ liệu số.

Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:

- Nhận dữ liệu vào, chuyền thành dữ liệu số.

- Xử lí dữ liệu.

- Đưa kết quả xử lí ra cho con người.


6. Tháp dữ liệu - thông tin - tri thức

Tri thức hay kiến thức là các hiểu biết hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm thực tế hay học được. Trong tin học, khai thác trích xuất tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin. Bài toán rút ra trị thức từ thông tin cũng tương tự như rút ra thông tin từ dữ liệu. Trị thức thu được hữu ích cho con người.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Tin 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022