logo

Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Tin 10 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Tin 10 Cánh diều.

Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Tin 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống - Cánh diều


Sơ đồ tư duy Tin Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1 Cánh diều: Mạng máy tính với cuộc sống

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 1 Cánh diều


1. Mạng máy tính thay đổi thế giới

a. Mở rộng phương thức học tập

Trong giáo dục, Internet mang lại cho học sinh một phương thức học mới và hiệu quả, đó là học trực tuyến. Trong phương thức học này, bài giảng được số hoá và đưa lên mạng. Nhờ đó người học có thể học ở nhà, ở thư viện hay bất kì nơi nào có kết nối Internet.

Các nguồn học liệu mở cung cấp cho người học bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra. Những học liệu đó được tổ chức một cách sinh động dưới nhiều dạng như siêu văn bản, âm thanh, hình ảnh động, video.

Tóm tắt Lý thuyết Tin 10 Bài 1 Mạng máy tính với cuộc sống - Cánh Diều

b. Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc

Không chỉ đem lại những phương thức học tập mới, Internet cũng mở rộng cả phương thức làm việc. Nhờ kết nói Internet nhiều người có thể làm việc ở nhà, ở quán cà phê....thậm chí làm việc trong khi ngồi trên máy bay, tàu xe. Điều này giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông, tiết kiệm thời gian và chỉ phí đi lại.

Internet là kho tri thức và thông tin khổng lồ, hỗ trợ cho công việc trong hầu hết các ngành nghề trong mọi lĩnh vực.

Cung cấp hạ tầng truyền thông cho chính phủ điện tử (E-Government), Internet đã thay đổi hẳn phương thức hoạt động của các cơ quan công quyền. Nhờ đó, những thủ tục hành chính công trở nên thuận tiện và để dàng hơn.

Internet tạo phương thức kinh doanh mới rất hiệu quả, các doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp xúc, giới thiệu, bán và tìm sản phẩm trên toàn cầu. Thương mại điện tử (E-Commerce) đang phát triển với tốc độ vượt trội so với mô hình kinh doanh truyền thông.

Với sự phát triển của Internet, thanh toán điện tử (E-Payment) xuất hiện và ngày một phổ biến. Việc dùng tiên mặt là thiếu an toàn, bất tiện và khó kiêm soát. Thông qua mạng máy tính, các dịch vụ E-Payment giúp thanh toàn, nhận hay chuyển tiền một cách thuận tiện và an toàn. Ví dụ, trước kia phải có nhân viên thu phí tới từng hộ gia đình thu tiền điện, nước hàng tháng, nay người dân có thể trả phí thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử như: E-Banking, Mobile Banking.

c. Nâng cao chất lượng cuộc sống

Khi phương thức trao đổi thông tin được mở rộng, hiệu quả học tập, làm việc và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Không chỉ vậy, Internet đã đem lại một số thay đổi có tính ưu việt khác nữa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giúp cập nhật tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người.

- Giúp giao lưu với bạn bè người thân và cộng đồng qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng, phát trực tiếp trên mạng....

- Giúp phát triển thêm những loại hình dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ từ xa, robot phục vụ....

- Cung cấp nhiều phương tiện và hình thức giải trí như xem ti vi, chơi game.


2. Những tác động tiêu cực của Internet

Internet mang lại lợi ích to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác hại nếu người sử dụng thiếu hiểu biết và bất cần. Có thể kế đến những tác hại gây ra cho người dùng như:

- Lười suy nghĩ, ít động não.

- Nghiện Internet.

- Bị tuyên truyền bởi những thông tin xâu, độc hại về tư tướng.

- Bị tiêm nhiễm thói xấu.

- Bị lừa đảo qua mạng.

- Bị bắt nạt qua mạng.


3. Lây nhiễm phần mềm độ hại từ Internet

Khi kết nối Internet, máy tính có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại (malware). Đó là phần mềm được tạo ra với mục đích gây hại cho máy tính, các thiết bị số, phần mềm, dữ liệu và người dùng. Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sầu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo.

Virus máy tính (gọi tắt là virus) được giấu trong tệp dữ liệu hoặc chương trình. Khi tệp được sử dụng cũng là lúc virus được kích hoạt để bắt đầu phá hoại và lây lan. Khác với virus phải kí sinh vào tệp, sâu máy tỉnh (worm) tồn tại độc lập và chủ động thực hiện các hành vi như: xoá tệp, đánh cắp dữ liệu, lây lan sang các máy tính khác qua mạng. Sâu máy tính có thể được gửi qua tệp đính kèm email, nằm trong USB hoặc trang web độc hại. Cũng lây lan theo cách như virus và sâu máy tính, những phân mềm gián điệp (spyware) còn bí mật tìm kiếm, thậm chí theo dõi thao tác bàn phím của người dùng. Nó đánh cắp các thông tin như: tên, địa chỉ email, mật khâu. Phân mềm quảng cáo (adware) tự động hiển thị cửa sổ quảng cáo ngoài ý muốn của người dùng.

* Để tránh phần mềm độc hại, chúng ta cần thực hiện:

- Sử dụng phân mềm diệt virus.

- Thường xuyên cập nhật hệ điêu hành, trình duyệt và phân mềm diệt virus.

- Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng và trang web đáng tin cậy.

- Không mở email từ địa chỉ lạ hay tải xuống tệp đính kèm không đáng tin cậy.

- Không tò mò truy cập vao đường link lạ.

- Sử dụng mật khẩu mạnh, thay đối mật khẩu định kì, không nên dùng chỉ một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Khi đăng nhập trên máy tính không phải của mình thì tắt chế độ ghi nhớ thông tin đăng nhập.

- Tránh sử dụng USB, thẻ nhớ, đĩa CD hay các thiết bị nhớ của người khác. Dùng phần mềm diệt virus đề kiểm tra những thiết bị đó trước khi sử dụng.

* Để báo vệ dữ liệu, ngoài những biện pháp trên, cần chú ý:

- Không nên gửi các thông tin cá nhân quan trọng (mật khẩu, số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng) qua thư điện tử.

- Tránh đăng nhập tại máy tính công cộng (nơi phân mềm gián điệp có thể ẩn náu) hoặc thông qua mạng Wi-Fi công cộng (dể dàng bị tin tặc chiếm đoạt thông tin).

- Sao lưu những dữ liệu quan trọng và cất giữ bản sao tại nơi an toàn. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt mật khẩu cho tệp dữ liệu.

- Nên lựa chọn biện pháp xác thực hai bước. Đây là một biện pháp mạnh đề ngăn chặn tin tặc, tuy nhiên điều đó cũng khiến việc đăng nhập phức tạp hơn. Sau khi nhập đúng tên và mật khẩu, người đăng nhập còn phải nhập đúng mã vừa mới được gửi tới điện thoại thông mình của chủ tài khoản.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Tin 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Tin 10 Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022