logo

Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều.

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thế của nền kinh tế


Sơ đồ tư duy Kinh tế và Pháp luật Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Cánh diều: Các chủ thể của nền kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 Cánh diều


1. Chủ thể sản xuất

Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trực sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.


2. Chủ thể trung gian

Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hôi, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.


3. Chủ thể tiêu dùng

Chủ tiêu đùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình. Người tiêu dùng ra quyết định chỉ tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phủ hợp với nhu cầu của cá nhân.

Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.


4. Chủ thể nhà nước

Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vẫn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế — xã hội.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 04/10/2022