logo

Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều.

Bài 5: Ngân sách nhà nước - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước


Sơ đồ tư duy Kinh tế và Pháp luật Bài 5: Ngân sách nhà nước

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 Cánh diều: Ngân sách nhà nước

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 Cánh diều


1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chỉ ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ của cấp trung ương.

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chỉ ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ của cấp địa phương.

Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:

- Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

- Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

-  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

- Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.


2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đổi nội, đối ngoại của quốc gia.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ củng cổ bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia; phân bố các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiểm chế lạm phát, điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vẫn đề về đời sống và xã hội; tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh.... mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

[Sách mới] Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 Cánh diều: Ngân sách nhà nước

3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

+ Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

+ Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 04/10/2022