logo

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1 CTST: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Công nghệ 7 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 7 Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam


Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1 CTST: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo


1. Vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1 CTST: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt các vai trò:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

+ Tạo môi trường sống trong lành cho con người

* Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1 CTST: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

+ Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm (sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng...)

+ Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.

+ Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.

+ Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản


2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất trọng điểm, chủ yếu của nông nghiệp nước ta. Một số nghề phổ biển trong trồng trọt như nhà trồng trọt; nhà nuôi cấy mô thực vật, nhà bệnh học thực vật; nhà tư vấn làm vườn; kĩ thuật viên trồng trọt; kĩ thuật viên lâm nghiệp; lao động trồng, thu hoạch lúa; lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ;
 

Sách mới Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1 CTST: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt:

- Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiền cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng; bảo tồn và khai thác các sản phẩm từ cây trồng;

- Nhà nuôi cây mô: là người lâm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như nghiên cứu về mô tế bào và điều kiện nuôi cây mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng;

- Nhà bệnh học thực vật: là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại
cây trồng;

- Kĩ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến cây rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp; quản lí khai thác, bảo tổn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng. Người lao động trong lĩnh vực trồng trọt có thể làm việc ở phòng nghiên cứu hoặc ngoài trời, thường phải sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (kinh hiển vi, máy phân tích mẫu vật, hoá chất thí nghiệm; dụng cụ trồng và chăm sóc cây (cuốc, xẻng, máy nông nghiệp....).

* Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt

Để làm được công việc này, người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng:

+ Quan sát, nhận biết sâu, bệnh hại: có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.

+ Sử dụng máy móc trong trồng trọt:  Có kiến thức về khí hậu, tính chất đất trồng, kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.

+ Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng: Có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc cây trồng, có tinh thần trách nhiệm.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Công nghệ 7 Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 21/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022