logo

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13 Cánh diều: Sâu hại cây trồng

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13 Cánh diều: Sâu hại cây trồng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Công nghệ 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Sâu hại cây trồng - Công nghệ 10 Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng - Cánh diều


1. Khái niệm sâu hại cây trồng

Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng Dựa vào đặc điểm biến thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm:

- Biển thái hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 4 pha (giai đoạn) là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.

- Biến thái không hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 3 pha (giai đoạn) là trứng, sâu non và trưởng thành.


2. Một số loại sâu hai cây trồng thường gặp


2.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường gây hại thành dịch lớn trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta ở các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hoá đòng, trỗ bông

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt

+ Thời gian: 3 – 5 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng

+ Thời gian: 15 – 28 ngày

- Nhộng:

+ Màu nâu

+ Thời gian: 6 – 10 ngày

- Trường thành:

+ Cánh màu vàng rơm

+ Thời gian: 5 – 10 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Theo dõi thời điểm đẻ trứng để phòng trừ sâu non

- Sử dụng bẫy đèn dự báo thời điểm xuất hiện trưởng thành


2.2. Sâu tơ hại rau họ cải

Sâu tơ là một trong những loại sâu hại phổ biến và nghiêm trọng trên các loại rau thuộc họ cải như: rau cải, su hào, bắp cải, súp lơ, cải bẹ...

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13 Cánh diều: Sâu hại cây trồng

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Hình bầu dục màu vàng xanh nhạt

+ Thời gian: 3 – 4 ngày

- Sâu non:

+ Màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng

+ Thời gian: 11 – 20 ngày

- Nhộng:

+ Màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ

+ Thời gian: 5 – 10 ngày

- Trưởng thành:

+ Màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng hoặc màu vàng

+ Thời gian: 2 – 3 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Dọn sạch tàn dư cây trồng mang đi tiêu huỷ hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non.... 

- Sử dụng thiên địch, dùng bẫy pheromone diệt con trưởng thành. Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ (lúa, ngô,...). 

- Trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi,... để xua đuổi con trưởng thành. 

- Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học khác cơ chế tác động để phòng trừ.


2.3. Ruồi đục quả

Ruồi vàng (ruồi đục quả) là loài gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây ăn quả.

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13 Cánh diều: Sâu hại cây trồng

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Màu vàng nhạt, thon 2 đầu

+ Thời gian: 2 – 3 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen

+ Thời gian: 7 – 12 ngày

- Nhộng:

+ Nằm trong kén có màu vàng cam, sắp vũ hóa chuyển màu nâu nhạt

+ Thời gian: 10 – 14 ngày

- Trưởng thành:

+ Ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng

+ Thời gian: 7 – 14 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

Dùng bẫy pheromone, bẫy dính vàng; dùng bả protein trộn với thuốc hoá học có hoạt chất Fipronil + Acetamiprid để diệt con trưởng thành; bảo vệ các loài thiên dịch; vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ cây, cành, lá bị nhiễm sâu bệnh đem đốt để tránh sự lây lan.


2.4. Sâu đục thân ngô

Sâu đục thân ngô gây hại khá nặng cho ngô. Chúng gây hại quanh năm, mạnh nhất là vụ hè thu do thời tiết thuận lợi cho sâu phát triển.

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng

+ Thời gian: 4 – 7 ngày

- Sâu non:

+ Mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn chuyển màu trắng sữa

+ Thời gian: 18 – 41 ngày

- Nhộng:

+ Màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm

+ Thời gian: 5 – 12 ngày

- Trưởng thành:

+ Cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt

+ Thời gian: 10 ngày

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, sử dụng giống chống chịu, kháng hoặc ít nhiễm sâu đục thân

- Gieo trồng đúng thời vụ

- Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng

- Bảo vệ ong mắt đỏ kí sinh trứng

- Phun thuốc phòng trừ kịp thời


2.5. Bọ hà hại khoai lang

Bọ hà gây hại nghiêm trọng trên khoai lang ở ngoài đồng, giai đoạn bảo quản và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và ký chủ thich hop.

* Đặc điểm sinh học gây hại

- Trứng:

+ Màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ

+ Thời gian: 6 – 8 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng sữa, đục thân hay củ

+ Thời gian: 14 – 19 ngày

- Nhộng:

+ Màu trắng

+ Thời gian: 7 – 8 ngày, trời lạnh dài tới 28 ngày

- Trưởng thành:

+ Đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu sanh ánh kim

+ Thời gian: 5 – 7 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Dùng bẫy pheromone và thiên địch (ong ký sinh, kiến lửa,...), 

- Kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ,... dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, có tính lưu dẫn...

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022