logo

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 11 Cánh diều: Phương pháp nhân giống cây trồng

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 11 Cánh diều: Phương pháp nhân giống cây trồng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Công nghệ 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng - Công nghệ 10 Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn Công nghệ 10 Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng - Cánh diều


1. Phương pháp nhân giống hữu tính

- Nhân giống hữu tinh là phương pháp nhân giống bằng hạt, được tiến hành qua 5 bước (Hình 11.1) 

[Sách mới] Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 11 Cánh diều: Phương pháp nhân giống cây trồng

- Để đảm bảo chất lượng hạt giống sau khi nhân, cần tiến hành chọn lọc thường xuyên để loại bỏ cây xấu, cây lẫn giống.

- Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ bảo quản và vận chuyển.

- Nhược điểm: dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả.

- Phạm vi áp dụng: cây có hạt, cây ngắn ngày, cây làm gốc ghép.


2. Phương pháp nhân giống vô tính

- Là phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

- Phương pháp này giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ và thu hoạch sớm hơn

- Phương pháp nhân giống hữu tỉnh 

- Cỏ nhiều phương pháp nhân giống vô tính giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô,....


2.1. Phương pháp giâm cành

- Sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới.

- Lưu ý: 

+ Nên giảm trong nhà mái che, 

+ Giữ ẩm thường xuyên, 

+ Giảm cường độ ánh sáng. 

- Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều, dễ lây lan bệnh hại.

- Phạm vi áp dụng: cây dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạt.


2.2. Phương pháp chiết cành

- Tạo cây mới từ cành vẫn còn nguyên trên cây mẹ.

- Ưu điểm: sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn.

- Nhược điểm: Tương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơn.

- Phạm vi áp dụng: cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt.

- Lưu ý: để tăng tỉ lệ cây ra rễ, cành chiết phải cạo sạch tương tổng, phơi 1 – 2 ngày mới tiến hành bởi chất kích thích ra rễ và bọc bằng giả thể âm.


2.3. Phương pháp ghép

- Phương pháp ghép là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cảnh, mắt ghép, chồi của cây mẹ (ngọn ghép) lên cây khác (gốc ghép) nhằm phát huy tại điểm của cây mẹ và gốc ghép

- Ưu điểm: bộ rễ khỏe, sức sinh trưởng mạnh.

- Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao.

- Phạm vi áp dụng: cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm, một số loại rau.


2.4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng

- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có thể nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.

- Ưu điểm: cây sạch bệnh và nhân nhanh  với số lượng lớn.

- Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao, chi phí lớn, thời gian dài.

- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho cây cần tạo cây giống sạch bệnh hoặc khả năng nhân giống bằng phương pháp khác kém hiệu quả như cây khoai tây, chuỗi, dâu tây, hoa lan,..

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 23/09/2022