logo

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo


I. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Như đã biết, hạt nhân nguyên tử được cấu tạo tử proton mang điện tích dương và neutron không mang điện. Cơ sở chính để sắp xếp các nguyên tố hoá học vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (gọi tắt là bằng tuần hoàn) là dựa vào điện tích hạt nhân nguyên tử.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn:

+ Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử

+ Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng

+ Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột


II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Mô tả cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hoá học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn

2. Tìm hiểu ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hoá học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, được gọi là ô nguyên tố.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Ô nguyên tố cho biết:

+ Số hiệu nguyên tử (Z).

+ Kí hiệu hoá học.

+ Tên nguyên tố.

+ Khối lượng nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

3. Tìm hiểu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chu kì 2 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7. 

- Chu kì 1, 2, 3 được gọi là là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là là các chu kì lớn.

Tìm hiểu Nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB.

- Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng giống nhau, do đó chúng có tính chất hoá học tương tự nhau.

- Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng dần.

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.


III. Các nguyên tố kim loại

1. Tìm hiểu các nguyên tố kim loại nhóm A

- Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố B),…

- Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ

2. Tìm hiểu Các nguyên tố kim loại nhóm B

- Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, mỗi nhóm B tương ứng với một cột trong bảng tuần hoàn


IV. Các nguyên tố phi kim

- Nhóm nguyên tố phi kim chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các nguyên tố phi kim bao gồm

+ Nguyên tố H ở nhóm IA

+ Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA

+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA

- Ở điều kiện thường, chúng có thể ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí.


V. Nhóm các nguyên tố khí hiếm

Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiểm: Helium (He), Neon (Ne), Argon (Ar), Kryton (Kr), Xenon (Xe), Radon (Rn) và Oganesson (Og). Các nguyên tố này chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng chúng có những ứng dựng quan trọng trong đời sống.

- Nguyên tử của chúng có lớp electron ngoài cùng bền vững nên khó bị biến đổi hoá học.

- Nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Chân trời ST: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022