logo

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời ST: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo


I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên thường trải qua 5 bước cơ bản: 

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời ST: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

Quan sát để nhận ra tình huống có vấn để và đặt được các câu hỏi tìm hiểu về vấn để đó.

Khi quan sát thực vật, thấy chúng lớn lên theo thời gian, ta sẽ đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân nào đã thay đổi ở thực vật làm cho chúng ngày càng phát triển, tăng kích thước theo thời gian?

Bước 2: Hình thành giả thuyết

Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở Bước 1. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết.

Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào, nên nguyên nhân thực vật tăng trưởng kích thước là do số lượng tế bào tăng lên. Ở cùng một mẫu thực vật, nếu thực vật càng lớn thì số lượng tế bào trên các bộ phận của chúng sẽ càng nhiều và ngược lại.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Lựa chọn được mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra, ...) và lập phương. án kiểm tra giả thuyết.

Muốn biết được số tế bào tăng lên ở cây trưởng thành so với cây chưa trưởng thành, ta có thể đếm số tế bào ở hai cây. Để làm được điều này, cần thực hiện các công việc: chọn cây cùng loại, lấy thân cây trưởng thành và chưa trưởng thành, cắt thân cây theo chiểu ngang; sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, ghỉ lại số tế bào quan sát được, so sánh số lượng tế bào giữa chúng.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

Ở bước này, thực hiện các nội dung trong kế hoạch đã để ra như làm thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu, phân tích kết quả,... Đối với thí nghiệm trên cho ta kết quả: Số tế bào ở thân cây trưởng thành lớn hơn số tế bào ở cây chưa trưởng thành. Tiến hành thí nghiệm với các loại cây khác cũng cho ta kết quả tương tự.

Bước 5: Kết luận 

Khẳng định giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ. Nếu giả thuyết bị bác bỏ sẽ quay lại Bước Thực vật sinh trưởng là do sự tăng về kích thước và số lượng tế bào. Như vậy giả thuyết trong ví dụ này được chấp nhận.


II. Kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

1. Kĩ năng quan sát

Việc quan sát được diễn ra hằng ngày, tuy nhiên quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cẩn tìm hiểu hay khám phá, từ đó có được câu trả lời. Câu trả lời hợp lí chính là những kiến thức mới cho bản thân hay cho khoa học.

2. Kĩ năng phân loại

Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là kĩ năng phân loại.

3. Kĩ năng liên kết

Từ những thông tin thu được, nhà nghiên cứu tiếp tục liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được. Kĩ năng liên kết này được thể hiện thông qua việc sử dụng các kiến thức khoa học liên quan, sử dụng các công cụ toán học, các phần mềm máy tính,… để thu thập và xử lí dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

4. Kĩ năng đo

Kĩ năng này chúng ta đã được làm quen ở lớp 6 vế các phép đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ, đo chiểu dài,... Kĩ năng đo gồm: ước lượng giá trị cần đo, lựa chọn dụng cụ đo thích hợp, tiến hành đo, đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo.

5. Kĩ năng dự báo

Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá là có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể. 

6. Kĩ năng viết báo cáo

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học. 

Cấu trúc một bài báo cáo thường có các để mục: tên để tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận nghiên cứu.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời ST: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

7. Kĩ năng thuyết trình

Sau khi hoàn thành báo cáo, chúng ta cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình nhóm bạn để trình bày. Để bài thuyết trình thuyết phục được người nghe, ta cấn đảm bảo một số yêu cầu cơ bản trước, trong và sau khi kết thúc bài thuyết trình. 

Trước khi thuyết trình, cấn chuẩn bị bài báo cáo dưới dạng trình chiếu hay dùng các công cụ hỗ trợ như phấn, bảng, vật liệu, sản phẩm,... Bài thuyết trình cần phải làm rõ những nội dung các em đã tìm hiểu được.

Trong quá trình thuyết trình, cần chú ý về cần rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, logic; về ngữ điệu, nhịp điệu, sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể,...

Sau khi kết thúc bài thuyết trình: lắng nghe câu hỏi, ghi chép và chuẩn bị câu trả lời theo nhóm các vấn để. Trong khi trao đổi, thảo luận, cấn tập trung vào vấn để cốt lõi cùng với thái độ nhiệt tình, ôn hòa, cởi mở.


III. Một số dụng cụ đo

1. Dao động kí

Một chức năng quan trọng của đao động kí là hiển thị đổ thị của tín hiệu điện theo thời gian. 

Để tìm hiểu những tính chất của âm, người ta mắc hai đẩu micro với chốt tín hiệu vào của đao động kí. Micro sẽ biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện có cùng quy luật với quy luật của tín hiệu âm. Trên màn hình của dao động kí sẽ xuất hiện một đường cong sáng biểu diễn sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

2. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

Thông thường để đo thời gian chuyển động của một vật trên một quãng đường, ta thường dùng đống hồ hoặc đồng hồ bấm giây. Tuy nhiên, trong trường hợp vật chuyển động nhanh, cách đo thời gian này dễ dẫn đến sai số lớn, gian cho mỗi hoạt động vì vậy người ta sử dụng đống hồ đo thời gian dùng cổng quang điện. 

Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm hai bộ phân chính: đồng hố đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

[Sách mới] Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời ST: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Cổng quang điện (hay còn gọi là mắt thần): Một thiết bị cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu tỉa hồng ngoại. Khi tỉa hồng ngoại người qua cửa ra chiếu đến bộ phận thu bị chặn lại thì cổng quang sẽ phát ra một vào hoạt động dựa tín hiệu điều khiển thiết bị được nối với nó. Khi nối cổng quang với đồng hồ hiện số, tuỳ theo cách chọn chế độ của đồng hồ mà tín hiệu này sẽ điều khiển đồng hồ bắt đầu đo hoặc dừng đo.

Hiện nay, cổng quang điện có trong nhiều thiết bị khác như: hệ thống đếm sản phẩm; hệ thống phát hiện người, vật chuyển động.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022