logo

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (CD)

icon_facebook

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (CD) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều


I. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo quy luật trong một bảng gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn)

Bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử


II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột

1. Ô nguyên tố

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (CD)

Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, được gọi là ô nguyên tố.

Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử ( kí hiệu là Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử của nguyên tố) và cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2. Chu kì

Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.

Bảng tuần hoàn hiện này gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (CD)

- Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là H và He. Nguyên tử các nguyên tố này có 1 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng từ H (+1) đến He (+2)

- Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne. Nguyên tử các nguyên tố này có 2 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Li (+3) đến Ne (+10)

- Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar. Nguyên tử các nguyên tố này có 3 lớp electron. Điện tích hạt nhân tăng từ Na (+11) đến Ar (+18)

- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

3. Nhóm

Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, trong đó có 8 cột là nhóm A và 10 cột là nhóm B. Nhóm A được đánh số thứ tự bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến nhóm VIIIA. Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.

- Nhóm IA:

+ Gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình) trừ hydrogen

+ Số electron lớp ngoài cùng: 1

+ Điện tích hạt nhân của nguyên tử kim loại tăng dần từ Li (+3) đến Fr (+87)

- Nhóm VIIA:

+ Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình) trừ tennesine

+ Số electron lớp ngoài cùng: 7

+ Điện tích hạt nhân của nguyên tử phi kim tăng dần từ F (+9) đến At (+85)

- Nhóm VIIIA:

+ Gồm các nguyên tố khí hiếm

+ Số electron lớp ngoài cùng: 8 (trừ helium)

+ Điện tích hạt nhân tăng dần từ He (+2) đến Og (+118)


III. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố hóa học được chia thành ba loại: kim loại, phi kim, khí hiếm.

1. Các nguyên tố kim loại

Hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là kim loại. Chúng nằm ở phía bên trái và góc đưới bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tô nhóm IA (trừ hydrogen) đêu là kim loại điển hình (kim loại hoạt động mạnh).

2. Các nguyên tố phi kim

Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố phí kim. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. Các nguyên tô nhóm VIIA hầu hết lả những phi kim điển hình, fluorine ở đầu nhóm là phi kim hoạt động mạnh nhất

3. Các nguyên tố khí hiếm

Tất cả các nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA được gọi là nguyên tổ khí hiếm.


IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

- Bảng tuần hoàn cho biết:

+ Các thông tin của một nguyên tố hóa học

+ Vị trí của một nguyên tố hóa học, phi kim hay khí hiếm

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Cánh diều

---------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (CD) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads