logo

Quy luật xã hội là gì? Phân tích đặc điểm của quy luật xã hội


Quy luật xã hội là gì? Phân tích đặc điểm của quy luật xã hội

Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Vậy ta có thể nhận diện những đặc điểm của loại quy luật này theo những tính chất nào?

Hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra trong các mối quan hệ xã hội, trong sự tác động giữa con người với nhau và giữa con người với tự nhiên. 

I. Định nghĩa

Quy luật xã hội là những mối liên hệ khách quan, tất yếu và phổ biến giữa các hiện tượng và các quá trình xã hội.

Loại quy luật này trước tiên phải mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của quy luật nói chung, đồng thời nó cũng có những quy luật riêng có của mình.

II. Đặc điểm chung

Cũng giống như quy luật tự nhiên, quy luật xã hội có tính khách quan, tính tất yếu và tính phổ biến.

1. Tính khách quan và tính khuynh hướng

Tuy quy luật xã hội được biểu hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người nhưng nó không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ của một cá nhân hay một lực lượng xã hội nào.Bởi vì bằng hoạt động thực tiễn, con người tạo ra xã hội, làm nên lịch sử. Song, những hoạt động của con người được thực hiện trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, trong những mối quan hệ nhất định giữa người với người và giữa người với giới tự nhiên. Mà những điều kiện và những mối quan hệ đó là khách quan đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi thế hệ, mỗi con người khi họ theo đuổi mục đích của bản thân mình.

Quy luật xã hội thường được biểu hiện ra như là những xu hướng, mang tính xu hướng. Những mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa người và người tạo ra những hoạt động khác nhau trong xã hội. Tổng hợp những lực tác động lẫn nhau đó tạo thành xu hướng vận động của lịch sử, trong đó, lực hoạt động của khối đông chiếm ưu thế.

Điều đó có nghĩa là, mặc dù hoạt động của con người biểu thị cho rất nhiều ý muốn, mục đích của nhiều con người khác nhau, những ý muốn và mục đích đó luôn chồng chéo nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng quy luật xã hội chỉ phản ánh những ý muốn, những mục đích của khối đông người, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của lịch sử. Xu hướng này là khách quan, không thế lực nào có thể điều khiển được.

2. Tính tất yếu và tính phổ biến

Những mối quan hệ của con người trong xã hội được hình thành một cách tất yếu và phổ biến nhằm để thảo mãn nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó, quy luật xã hội mang tính tất yếu và phổ biến.

Quan hệ của con người trong xã hội có nhiều cấp độ khác nhau:

– Loại quan hệ xã hội tồn tại phổ biến cho mọi hình thái kinh tế – xã hội, như:

+ Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất;

+ Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội;

+ Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng…

Những quy luật phản ánh các mối quan hệ này hoạt động ở mọi hình thái xã hội, chẳng hạn như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội…

– Loại quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong một số hình thái xã hội: Như quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình…

– Loại quan hệ xã hội chỉ riêng có ở một hình thức xã hội nhất định như: Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, quan hệ giữa địa chủ và nông dân (nông nô), quan hệ giữa tư sản và vô sản…

– Loại quan hệ xã hội dành riêng cho từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa…: Như quan hệ giữa các đảng phái chính trị, quan hệ buôn bán thương mại, quan hệ đạo đức, tôn giáo, pháp luật…

Tùy thuộc vào mức độ quan trọng và phổ biến của các mối quan hệ xã hội mà các quy luật thể hiện chúng cũng có mức độ tất yếu và phổ biến khác nhau.

III. Đặc điểm riêng của quy luật xã hội

Bên cạnh những đặc điểm của quy luật nói chung đã trình bày ở trên, quy luật xã hội còn những đặc điểm riêng như sau:

1. Tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định.

– Khi những điều kiện tồn tại tất yếu của quy luật xã hội bị xóa bỏ thì quy luật cũng không còn tồn tại.

Ví dụ: Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của lịch sử, là quy luật của các xã hội có sự đối kháng giai cấp. Quy luật đấu tranh giai cấp đó sẽ chấm dứt hoạt động khi xã hội chấm dứt hoàn toàn sự phân chia thành những giai cấp đối kháng.

– Hình thức biểu hiện sự tác động của các quy luật xã hội thường bị biến dạng nhiều do hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn, từng thời đại, từng nước khác nhau và còn tùy thuộc vào trạng thái phát triển của các quan hệ xã hội. Các quy luật này thể hiện một cách rõ rệt khi các quan hệ xã hội vốn có của nó đạt đến trình độ chín muồi nhất định.  

Chẳng hạn như: Quy luật giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, được C. Mác phát hiện ra khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao, nó phản ánh một cách sâu sắc và đầy đủ nhất mối quan hệ cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

– Sự tác động của quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con người.

Động lực cơ bản thúc đẩy con người hoạt động trong mọi thời đại, mọi xã hội là lợi ích của chủ thể hoạt động. Do vậy, lợi ích trở thành một yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội và trong sự nhận thức của con người về nó.

Điều đó không làm mất đi tính khách quan vốn có của quy luật xã hội. Bởi vì tuy hoạt động của con người bao giờ cũng nhằm theo đuổi những lợi ích và mục đích khác nhau, nhưng kết quả tác động của quy luật xã hội lại không phụ thuộc vào ý muốn của từng cá nhân mà hướng đến ưu trội của khối đông người đó.

Ví thế, lợi ích nói đến ở đây không thể nào là lợi ích cá nhân, mà phải là lợi ích của cộng đồng, của giải cấp…

2. Để nhận thức được quy luật xã hội cần phải có phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao.

– Bởi vì, sự biểu hiện và tác động của quy luật xã hội thường diễn ra trong một thời gian rất lâu, có khi là suốt quá trình lịch sử. Do đó, ta không thể dùng thực nghiệm để kiểm tra như những quy luật của tự nhiên, cũng không thể dùng lối suy diễn lô-gíc một cách đơn thuần.

Như C. Mác đã viết: “Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó”.

Những mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa người và người đã tạo ra những hoạt động khác nhau trong xã hội. Tổng hợp những lực tác động lẫn nhau đó tạo thành xu hướng vận động của lịch sử, trong đó, lực hoạt động của khối đông người chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là, mặc dù hoạt động của con người trong xã hội biểu thị cho rất nhiều ý muốn, nhiều mục đích của nhiều con người khác nhau, những ý muốn và mục đích đó luôn chồng chéo nhau, thậm chí đối lập nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng quy luật xã hội chỉ phản ánh những ý muốn, những mục đích của khối đông người, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của lịch sử. Xu hướng này là khách quan, không có một thế lực nào có thể điều khiển được.

Sự biểu hiện và tác động của quy luật xã hội thường diễn ra trong một thời gian rất lâu, có khi là trong suốt quá trình lịch sử, do đó không thể dùng thực nghiệm để kiểm tra như những quy luật của tự nhiên, cũng không thể dùng lối suy diễn lôgích một cách đơn thuần. Đúng như C.Mác viết: "Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó". Do vậy muốn nhận thức được qui luật xã hội cần phải có phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa rất cao.

– Để nhận thức những quy luật xã hội cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội:

Hoàn cảnh bên ngoài (bao gồm những điều kiện khách quan, quan trọng nhất là điều kiện kinh tế) – Nhu cầu – Lợi ích – Mục đích (động cơ tư tưởng) – Hoạt động thực nghiệm mục đích.

Trong chuỗi nhân quả trên, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò rất quan trọng. Đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa những yêu cầu khách quan bên ngoài thành hành động tư tưởng bên trong thúc đẩy con người hoạt động.

Vì vậy, nhu cầu và lợi ích là nguồn gốc, là động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động và do đó, cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội.

– Quy luật xã hội và quy luật tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động của con người.

Vì con người không chỉ tồn tại trong môi trường xã hội, mà còn tồn tại trong môi trường tự nhiên. Hoạt động của con người không chỉ tuân theo quy luật xã hội mà còn phụ thuộc vào những quy luật tự nhiên.

– Nhận thức và vận dụng được quy luật, con người sẽ có tự do.

Quy luật xã hội mang tính tất yếu khách quan. Dù con người có nhận thức được hay không, có tự giác vận dụng hay không, thì quy luật xã hội vẫn luôn tác động ngoài ý chí của con người.

Khi con người chưa nhận thức và chưa vận dụng được quy luật thì chúng tác động như một lực lượng tự phát và biến con người thành nô lệ của tính tất yếu.

Khi con người nhận thức được quy luật khách quan và những điều kiện hoạt động của chúng để vận dụng vào hoạt động có mục đích, thì con người làm chủ được tính tất yếu, nghĩa là con người đạt đến tự do.

Như vậy, tự do không có nghĩa là hành động tùy tiện, bất chấp quy luật. Trái lại, tự đó là nhận thức được quy luật và làm theo quy luật.

– Tự do là sản phẩm của sự phát triển lịch sử. Ở giai đoạn sơ khai của lịch sử, con người là nô lệ của tính mù quáng ngự trị trong giới tự nhiên.

Khi xuất hiện chế độ tư hữu, hình thành xã hội có giai cấp, thì đồng thời với sự lệ thuộc vào giới tự nhiên, con người chịu thêm sự ràng buộc của các quan hệ xã hội, trước hết là quan hệ sản xuất.

Quá trình phát triển của xã hội cũng là quá trình con người từng bước vươn tới tự do. Đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà xã hội xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu, con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột, con người mới thật sự làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân, trở thành con người thực sự tự do.

icon-date
Xuất bản : 09/06/2021 - Cập nhật : 09/06/2021