logo

Quy luật thích ứng của cảm giác là gì?

icon_facebook

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang tác động trực tiếp lên các giác quan của chúng ta. Quy luật thích ứng cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường đô kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng lên. 

Để hiểu rõ hơn về quy luật thích ứng của cảm giác là gì, mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây!


1. Cảm giác là gì? Các loại cảm giác

a. Khái niệm cảm giác

Cảm giác là một qúa trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.

b. Các loại cảm giác

* Cảm giác bên ngoài:

Cảm giác nhìn (thị giác): cho chúng ta biết  thuộc  tính ánh  sáng,  màu  sắc, kích thước của đối tượng.

Cảm giác nghe (thính giác): cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

Cảm giác ngửi (khứu giác): giúp con người nhận biết được mùi.

Cảm giác nếm( vị giác) : giúp chúng ta nhận biết các loại vị: mặn, nhạt, đắng cay,...

Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết về nhiệt độ.

* Cảm giác bên trong:

Cảm giác vận động.

Cảm giác thăng bằng.

Cảm giác nội tạng.


2. Các quy luật của cảm giác

a. Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):

Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được cảm giác.

Quy luật này còn gọi là quy luật  về tính  nhạy  cảm  bởi  lẽ  khi  nói  đến tính nhạy cảm cao thì điều đó  có  nghĩa là chỉ  cần cường độ  kích thích nhỏ  nhưng  đã có thể có cảm giác. Ví dụ: người ta nói một người  nào  đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong khi  người  khác  chưa nghe  thấy thì  người  đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng  cao  thì  có  nghĩa  là ngưỡng  cảm  giác càng thấp.

b. Quy luật thích ứng của cảm giác là gì?

Quy luật thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường đô kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng lên.

Ví dụ: Từ chỗ sáng bước vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng giảm), nhờ có hiện tượng tăng độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta không thấy gì nhưng dần dần thì thấy rõ (thích ứng). Ngược lại, từ chỗ tối bước ra chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng tăng), nhờ có hiện tượng giảm độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta bị “lóa mắt” không nhìn rõ, nhưng sau một lúc thì thấy rõ “thích ứng”.

Quy luật thích ứng của cảm giác là gì

Cảm giác của con người có thể thích ứng với các thay đổi môi trường như thích ứng với nhiệt độ của nước nóng, buồng tối. Đồng thời cảm giác của con người còn thích ứng với các kích thích kéo dài mà không thay đổi cường độ hoặc một tính chất nào đó. Trong trường hợp này ta sẽ ngừng nhận thấy kích thích đến khi kích thích đó có sự thay đổi.

Sự thích ứng cảm giác giúp con người thích nghi với những điều kiện môi trường luôn biến đổi, bảo vệ hệ thần kinh không bị quá tải bởi các kích thích cũ liên tục, đồng thời nó còn cho phép con người luôn được đổi mới cảm giác bằng các kích thích mới đa dạng hơn, phong phú hơn.

Sự thích ứng của cảm giác ở các loại cảm giác khác nhau có mức độ không giống nhau. Nó có thể phát triển nhờ rèn luyện và hoạt động nghề nghiệp.

c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác kia. Sự tác động qua lại đó diễn ra theo một quy luật chung như sau: sự kích thích yếu lên một cảm giác này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cảm giác kia. Sự kích thích mạnh lên một cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cảm giác kia.

Ví dụ: Những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tình nhạy cảm nhìn

           Một mùi thơm dễ chịu làm cho mắt ta nhìn tinh hơn

           Lúc bệnh ăn gì cũng không cảm thây ngon

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại.

Ví dụ: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hôn- Đó là tương phản nối tiếp

-----------------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp câu hỏi Quy luật thích ứng của cảm giác là gì?  Và cung cấp kiến thức liên quan về quy luật thích ứng cảm giác. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 07/06/2022 - Cập nhật : 07/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads