Câu trả lời chính xác nhất: Giá trị của hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa đó. Hay hiểu một cách đơn giản thì giá trị của hàng hóa chính là giá trị lượng lao động mà người sản xuất đã bỏ ra. Chúng được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Mời các bạn tìm hiểu thêm về giá trị hàng hóa qua bài viết dưới đây nhé!
Giá trị của hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa đó. Hay hiểu một cách đơn giản thì giá trị của hàng hóa chính là giá trị lượng lao động mà người sản xuất đã bỏ ra. Chúng được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
* Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
* Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa.
* Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị người gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ.
* Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.
>>> Xem thêm: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì?
Giá trị của hàng hóa do rất nhiều các yếu tố cấu thành khác nhau.
+ Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa đó bằng thời gian lao động.
+ Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là khác nhau bởi mỗi người có một tay nghề riêng.
+ Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.
+ Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.
– Năng suất lao động:
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đợn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi:
Năng suất lao động xã hội tăng > Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng; nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá giảm > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.
+ Sự thay đổi của Năng suất lao động tác động theo tỷ lệ NGHỊCH đến lượng GT của MỘT đơn vị hàng hóa NHƯNG KHÔNG tác động đến TỔNG lượng giá trị của TỔNG số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
– Cường độ lao động:
+ Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao động trong một đơn vị thời gian, được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ hao phí lao động tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng ĐỒNG THỜI với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Ảnh hưởng theo tỷ lệ THUẬN đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bà TỔNG lượng giá trị của tổng số hàng hóa đưỡn sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian
----------------------------
Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về Định nghĩa, đặc trưng và các yếu tố của giá trị của hàng hóa. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!