logo

PTHH: Andehit AgNO3 + NH3

Phương trình hóa học đúng: CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓

Điều kiện xảy ra phản ứng: nhiệt độ thường.

Hiện tượng xảy ra: tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.

AgNO3 là công thức hóa học của bạc nitrat. Đây là một hợp chất phổ biến của bạc với axit nitric, có nhiều tên gọi khác nhau như bạc đơn sắc, muối axit nitric (I), …Để hiểu rõ hơn về PTHH Andehit AgNO3 + NH3, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


Mục lục nội dung

1. AgNO3 là gì?

AgNO3 là công thức hóa học của hợp chất phổ biển giữa bạc với axit nitric được gọi tên Bạc nitrat. Một số tên gọi khác của AgNO3: bạc đơn sắc, muối axit nitric (I),…

Hóa chất này được biết đến như một tinh thể không màu, dễ hòa tan trong nước. Dung dịch AgNO3 chứa một lượng lớn các ion bạc, chính vì vậy mà nó có đặc tính oxy hóa mạnh và có tính ăn mòn nhất định.

Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay để mạ bạc, phản chiếu, in ấn, trong y học, nhuộm tóc…

AgNO3 được sử dụng để mạ bạc, phản chiếu, in ấn, y học, nhuộm tóc, thử nghiệm ion clorua, ion bromide và ion iodide. Nó cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử.

Công thức phân tử của bạc nitrat

PTHH andehit agno3 nh3

a. Tính chất vật lý

- Tồn tại ở trạng thái tinh thể không màu

- Tan được trong nước và amoniac nhưng ít tan trong ethanol khan và hầu như không tan trong axit nitric đậm đặc

- Dung dịch AgNO3 có tính ăn mòn nhất định do chứa lượng lớn các ion bạc

- Khối lượng riêng: 5.35 g/cm3

- Điểm sôi: 444 oC (717 K, 831 oF)

- Điểm nóng chảy: 212 oC (485 K, 414 oF)

- Độ hòa tan trong nước: 1220 g/l ở 0 oC, 4400 g/l ở 60 oC và 7330 g/l ở 100 oC

- Nhận biết AgNO3 bằng cách: cho tác dụng với muối NaCl, xuất hiện kết tủa trắng: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

b. Tính chất hóa học

Mang những tính chất hóa học của muối. Dung dịch có tính axit yếu nhưng tính oxy hóa mạnh.

- Phản ứng oxi hóa khử: N2H4 + 4AgNO3 → 4Ag + N2 + 4HNO3

- Phản ứng phân hủy: AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

- Phản ứng NH3: 2AgNO3 + 3NH3  + H2O → NH4NO3 + (Ag(NH3)2)OH

- Tác dụng với muối: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

- Tác dụng với kim loại: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

- Phản ứng với axit: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

- Phản ứng với NaOH: 2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2O + H2O

- Phản ứng với khí clo: Cl2 + H2O → HCl + HClO

PTHH andehit agno3 nh3

2. NH3 là gì?

- NH3 là chất gì? Amoniac, còn được viết là a-mô-ni-ắc, là một hợp chất vô cơ. công thức hóa học của amoniac là NH₃. Ở nhiệt độ bình thường, đây là khí độc, khí có mùi khai.

- Có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó nó là chất dễ hoá lỏng.

- Làm quỳ tím hóa xanh.

- Là dung môi hoà tan tốt: hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong Amoniac lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

a. Tính chất vậy lý của Amoniac (NH3)

- Khí amoniac không màu, có mùi hắc đặc trưng, nếu hít phải nồng độ lớn có thể dẫn đến tử vong.

- Amoniac hóa lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng đặc trưng.

- NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi amoniac có độ phân cực lớn do NH3 có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực.

- Nó nhẹ hơn không khí, mật độ của amoniac gấp 0,589 lần không khí.

- Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt.

- Áp suất tiêu chuẩn 1ATM: 0.769 kg/m3

- Tỷ lệ giãn nở thể tích 850 - 1000 lần

- Khối lượng riêng: 681 kg/m3 (-33°C)

- Độ hòa tan trong nước: 47% ở 0°C (89,9 g/100ml); 31% ở 25 °C; 18% ở 50°C;

- Độ pH > 12

- Điểm sôi: 33,34 °C

- Điểm nóng chảy: -77,7 °C

- Nhiệt độ tự cháy: 650°C

b. Tính chất hóa học của Amoniac - NH3

- Amoniac có tính khử

- NH3 kém bền bởi nhiệt nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học: 

2NH3 → N2 + 3H2      

N2 + 3H2 → 2NH3

- Amoniac tác dụng được với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức: 2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+

- Nguyên tử Hydro trong amoniac có thể bị thay thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 °C)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)

- Amoniac tác dụng với dung dịch muối: dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng

NH3 tác dụng với axit tạo thành muối amoni: NH3 + H+ -> NH4+

- Amoniac tan trong nước tạo thành cation amoni NH4+ và giải phóng anion OH-

- Amoniac có tính bazơ yếu, làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về PTHH Andehit AgNO3 + NH3. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 19/10/2022