logo

Đốt cháy than đá thu được khí gì?

Than là dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật bị chôn vùi và trải qua nhiều gia đoạn từ than bùn thành than nâu và cuối cùng là than đá. Vậy Đốt cháy than đá thu được khí gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Đốt cháy than đá thu được khí gì?

Đốt cháy than đá ta thu được khí CO. CO là công thức hóa học của chất khí không màu, không mùi có tên carbon monoxide (cacbon monoxit). Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon cùng các hợp chất chứa cacbon.

Một số tên gọi khác: khí than, oxide carbon, cacbon oxit

Khí than được sinh ra từ quá trình đốt than với thành phần chủ yếu là cacbon monoxit. Ngoài ra, còn chứa một lượng nhỏ các loại khí khác như hợp chất oxit nitơ, hydro sulfide, khí marsh gas, sulfur dioxide,…

Ngộ độc carbon monoxide (CO) là một dạng ngộ độc phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh mắc phải. Việc chẩn đoán khó khăn do biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. CO gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy do phân tử khí CO gắn quá chặt vào phân tử Hemoglobin, chiếm mất vị trí Hemoglobin gắn với oxy dẫn tới oxy không được Hemoglobin vận chuyển đến mô tế bào.

Nguồn gốc phát hiện khí Cacbon Monoxit CO

Cacbon Monoxit được điều chế lần đầu tiên vào năm 1776 bới nhà hóa học người Pháp – de Lassone bằng cách đốt nóng oxit kẽm cùng than cốc. Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi cho rằng khí thu được là hydro do nó cũng cháy cho ngọn lửa màu xanh lam.

Năm 1800, chất khí này được William Cruikshank - nhà hóa học người Anh xác định là một hợp chất có chứa cacbon và oxy.

Vào khoảng năm 1846, lần đầu tiên các thuộc tính độc hại của chất khí này được nhà sinh lý học người Pháp – Claude bernard nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

>>> Tham khảo: Cho khí CO2 tác dụng với nước vôi trong Ca(OH)2, nêu hiện tượng và viết phương trình?

Đốt cháy than đá thu được khí gì

Khí CO2 là gì?

CO2 còn có tên gọi khác là thán khí, anhidrit cacbonic, khí cacbonic, dioxit cacbon,…là chất khí có vị hơi chua, ở điều kiện thường không có màu. Khi làm lạnh đột ngột CO2 thành dạng rắn gọi là băng khô, băng khô không nóng chảy mà thăng hoa  trực tiếp thành dạng khí ở -78,5 oC (-109,3 oF).

Để sản xuất băng khô, người ta nén khí CO2 thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén rồi cho CO2 lỏng giãn nở nhanh. Điều này sẽ làm giảm nhiệt độ, khiến một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết", "tuyết" này được nén thành các viên hay khối.

Khi nguồn lửa tiếp xúc với khí cacbon dioxit, nó sẽ ngay tức khắc bị dập tắt, tuy nhiên với Magie, Kẽm, cacbon bị khử và tạo ra oxit kim loại và muội than.

Đốt cháy than đá thu được khí gì

Khí SO2 là gì?

Công thức khí sunfurơ kí hiệu là SO2 –  là một hợp chất hóa học có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ). Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh.

SO2 (axit sunfurơ) được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu… hoặc nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.

>>> Tham khảo: 1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?


Chú ý gì khi đốt cháy than đá?

Than là dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật bị chôn vùi và trải qua nhiều gia đoạn từ than bùn thành than nâu và cuối cùng là than đá. Quá trình biến đổi phụ thuộc vào sự biến đổi của sinh học và địa chất.

Thành phần chính của than đá là cacbon, và một số nguyên tốc khác: hydro, lưu huỳnh, ôxy, nitơ nên khi đốt than đá ra khí COx, NOx, SOx,… Các khí đó khá độc hại, gây khó thở và có thể tạo thành axit H2SO4 khi gặp hơi nước gây ăn mòn kim loại. Ngoài ra, trong quá trình đốt cháy than tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính và các chất ô nhiễm độc hại khác.

Lưu ý đặc biệt: đốt than các loại thì khi ủ lò, quá trình cháy thiếu ô xi sẽ sinh ra khí co cực độc. Cơ thể hít phải, nó bám chặt vào hồng cầu trong máu và gây ra hiện tượng khó thở có thể dẫn đến tử vong. => không ủ lò trong không gian phòng kín.

-------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về đốt cháy than đá thu được khí gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 26/12/2022