Câu chuyện Tuổi thơ tôi kể về việc cách ứng xử của nhân vật tôi và các bạn mình đã vô ý làm Lợi tồn thương và khiến Lợi mất đi con dế lửa yêu quý. Sau đó mọi người nhận ra sai lầm của mình, hối hận vì đã góp phần làm dế chết vì thực ra ai cũng quý con dế và Lợi. Vậy câu chuyện Tuổi thơ tôi được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Tuổi thơ tôi
Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người
- Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ
- Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.
Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”: Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.
Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn
- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ nhất.