“Vua chích chòe” là câu chuyện cổ Gờ-rim khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. Vậy bài “Vua chích chòe” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Soạn Bài Vua chích chòe ngắn gọn (Kết nối tri thức)
Ở vương quốc nọ, nhà vua có một cô con gái xinh đẹp nhưng tính cách lại kiêu ngạo. Một lần, vua cho mời các chàng trai ở khắp các nước tới để tuyển phò mà. Công chúa gặp ai cũng chê, đặt cho họ những biệt danh kì lạ, trong đó có một người được nàng đặc cho biệt danh Vua chích chòe. Nhà vua tức giận, tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Một hôm, có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào rồi gả công chúa cho anh ta. Công chúa rời khỏi hoàng cung. Trên đường đi, cô tiếc nuối vì đã không lấy Vua chích chòe khi biết rừng, thảo nguyên, thành phố mình đi qua là của vua. Công chúa phải làm nhiều việc để kiếm sống như đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Trong cung tổ chức lễ cưới cho nhà vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô cảm thấy rất hối hận, xin lỗi Vua chích chòe. Hai người tổ chức lễ cưới, và sống hạnh phúc bên nhau.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...theo chồng ra khỏi cung): Công chúa bị gả cho người hát rong.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...để hai vợ chồng cùng ăn): Cuộc sống của hai vợ chồng.
- Phần 3 (Còn lại): Công chúa thay đổi tính tình.
- Ngôi thứ ba