Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. Vậy bài “Hai loại khác biệt” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Soạn văn 6 trang 58 Bài: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
Lúc tôi còn học trung học, giáo viên đã giao cho cả lớp một bài tập phải hoàn thành là làm sao để trở thành một người khác biệt trong 24 tiếng. Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính. Số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý. Chỉ có người bạn tên J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi phát biểu, cậu đã đứng lên trả lời. J nói năng một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi. Đến cuối tiết học, J còn bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. Điều đó đã khiến nhân vật tôi nhận ra ý nghĩa của sự khác biệt có nghĩa.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, Nghị luận
Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
- Ngôi thứ nhất