logo

Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh

Vào thời kỳ đầu khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam hàng loạt các phong trào của các sĩ phu yêu nước đã được tổ chức. Trong đó có thể đến phong trào Cần Vương (Phò tá vua nắm lại đất nước), phong trào Văn thân. Cả hai phong trào này đều thất bại do có quan điểm lạc hậu và thiếu đường lối. Sau này nổi bật lên phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh. Vậy phong trào Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh là gì? Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra từ năm 1906 đến 1908. Mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn ở nội dung dưới đây nhé!


1. Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh là gì?

Phong trào Duy Tân hay còn được biết đến với tên gọi cuộc vận động Duy Tân hay Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ. Phong trào duy tân Phan Châu Trinh là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra từ năm 1906 đến 1908. Cuộc vận động do Phan Châu Trinh phát động nhanh chóng kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.

Phan Châu Trinh chủ trương chỉ đạo phong trào Duy Tân không bạo động, cải tổ về mọi mặt xã hội qua con đường nâng cao dân trí. Trong đó phong trào này chủ trương cải tổ về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục một cách toàn diện. Với các hoạt động thực tế như: Mở trường dạy học hiện đại, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở mang kinh tế.

Phong trào Duy Tân chú trọng đi theo cái mới và cải tổ loại bỏ đi cái cũ. Có thể nói Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ đã đi đầu cho tinh thần cải cách với những bản điều trần và văn bản Thiên hạ đại thế luận. Duy Tân chú trọng đến việc nâng cao khả năng dân trí nhằm phát triển kinh tế và giành lại chính quyền.

Khác với phong trào Đông Du nhờ đến sự trợ giúp của người Nhật phong trào Duy Tân lại chú trọng đến tiềm lực của nước nhà. Phan Châu Trinh từ quan tiến hành Bắc du, Nam du  nhằm xem xét tình hình trên cả nước. Từ đây ông cũng tìm được các văn sĩ và bạn đồng chí hướng và tư tưởng canh tân với mình.

Tuy cùng chung chí hướng giành lại chính quyền với Phan Bội Châu nhưng ông lại không đồng tình với chủ trương duy trì nền quân chủ. Ông càng không muốn sử dụng bạo động cách mạng cũng như mưu cầu đến sự giúp đỡ ở bên ngoài nhất là khi Nhật Bản cũng là nước đế quốc.

Phong trào Duy Tân còn được biết đến như một Hội ngoài ánh sáng với chủ trương đi theo con đường dân chủ. Phong trào này diễn ra công khai với hình thức cải cách xã hội, nâng cao dân trí và dân quyền. Tuy nhiên sai lầm chính của phong trào này lại là chủ trương dựa vào Pháp để giàu mạnh.

Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh

2. Mục đích của phong trào Duy Tân là gì?

Mục tiêu của phong trào Duy Tân là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, mở mang trình độ hiểu biết cho người dân để có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

Phong trào này đã đáp ứng đúng nguyện vọng của người nông dân, vì thế lực lượng tham gia phong trào xin xâu, giảm thuế (phong trào kháng thuế ở Trung kì năm 1908) chủ yếu đều là người nông dân.

Mở đầu phong trào này là trên đất Hà Tĩnh, với cuộc đấu tranh của nông dân huyện Can Lộc, sau đó lan khắp các phủ và các huyện trong tỉnh.

Phong trào Duy Tân diễn ra mạnh mẽ nhất là ở huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An).


3. Ý nghĩa của Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh

Phong trào Duy Tân có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến.

Phong trào Duy Tân mang tính thời đại, góp phần giải quyết những yêu cầu thời bấy giờ.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 05/12/2022