logo

Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam?

Câu trả lời chính xác nhất: Có thể khẳng định rằng khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

– Về mặt chính trị

Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

 

Tại sao pháp xâm lược việt nam

- Về mặt kinh tế

Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, làm cho sự phát triển kinh tế của đất nước bị trì trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp đều không còn cơ hội phát triển.

Làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực lại kèm theo sưu thế nặng, ngoài ra còn phải chịu thêm cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân ngày càng có nhiều bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến các cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến rất đông.

- Về điều kiện tự nhiên:

 Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu nguồn tài nguyên, khoáng sản. Việt Nam được xem như là miếng mồi ngon mà Pháp đã nhắm từ trước.

Việt Nam là ngã ba của Đông Dương, rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đường ven biển nên dễ xâm chiếm. Xâm chiếm được Việt Nam đầu tiên, âm mưu sau đó là những nước láng giềng thân cận.

Tại sao pháp xâm lược việt nam

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!


1. Bối cảnh lịch sử

- Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.

-  Pháp tuyên bố sẽ bảo hộ Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945 và quốc trưởng từ 1949 đến 1956.


2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp

- Chính sách cai trị của thực dân Pháp là chia để trị, giữa người lương và giáo, nội bộ từng dân tộc với nhau, giữa người Kinh với các dân tộc anh em khác. Sau khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914) bọn chúng bắt người Tày đi đàn áp người Dao và xuyên tạc rằng người Dao nổi dậy giết người Tày lấy lúa, giết người Kinh lấy muối.

- “Bình định” xong, thực dân Pháp chuyển sang khai thác thuộc địa theo chương trình của Pôn Đu-me và An-be Xa- rô. Ở Yên Bái, chúng thực hiện chính sách phản động, một mặt duy trì kinh tế phong kiến (sở hữu phong kiến, bóc lột địa tô, “cuông”, “nguột”), mặt khác chúng vơ vét tài nguyên, sản phẩm, bóc lột nhân công rẻ mạt để phục vụ cho công nghiệp chính quốc và biến Yên Bái thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.

- Thực dân Pháp thực hiện chính sách thuế khóa hết sức nặng nề, dã man. Thuế đinh (hay thuế thân), trước khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn thu mỗi suất đinh 1,4 hào, thì ngay khi Pháp chiếm Yên Bái đã nâng  lên 5 hào. Ở vùng dân tộc ít người, chúng dùng cách đánh thuế “kiếm ốc” tính theo số nóc nhà, mỗi nhà phải nộp mỗi suất 1,3 đồng (2,5 đồng bằng một tạ gạo ngon).

- Về công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng khai thác khoáng sản (than, chì) và lâm sản (gỗ, chè, quế). Một số mỏ lớn mà thực dân Pháp khai thác như các  mỏ than Minh Tiến, Quy Mông, mỏ phấn Minh Bảo, mỏ bạc Tú Lệ kỹ thuật khai thác rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người

- Về nông nghiệp, sau chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918), thực dân Pháp bắt đầu thi hành chính sách di dân doanh điền. Chủ đồn điền ngoài bọn Pháp, còn có bọn mật thám, một số quan lại, tư sản người Việt và địa chủ nhà Chung. Từ năm 1937-1943 nạn cướp đất diễn ra ồ ạt

- Về thương nghiệp, Pháp nắm độc quyền ngoại thương và một phần nội thương, thu mua nông, lâm sản với giá rẻ mạt, độc quyền phân phối muối, bán ép rượu.

- Về văn hóa, xã hội thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách ngu dân; duy trì, khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan nhất là ở vùng các dân tộc thiểu số.

- Về y tế, cả tỉnh chỉ có một nhà thương ở thị xã với vài y sĩ, hộ lý, trang bị và thuốc nghèo nàn. Bệnh sốt rét, nạn dịch tả, bệnh đậu mùa diễn ra thường xuyên; nạn hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, tuổi thọ người dân thấp, một số dân tộc ít người không phát triển được.

icon-date
Xuất bản : 10/06/2022 - Cập nhật : 05/12/2022