logo

Quân phiệt hiếu chiến là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Quân phiệt là (Tình trạng quân nhân) dựa vào lực lượng quân đội cậy thế lực chiếm quyền binh trong nước đàn áp dân thường.

Chủ nghĩa quân phiệt được hiểu là trào lưu tư tưởng chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị về quân sự, do giới cầm quyền các nước đế quốc chủ nghĩa thi hành nhằm gây chiến tranh xâm lược, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp các cuộc đấu tranh giai cấp của người lao động trong nước.

Chủ nghĩa quân phiệt là tư tưởng của một chính phủ cho rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự một cách mạnh mẽ và sử dụng để mở rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia.

Nó cũng có thể ám chỉ sự tôn vinh của quân đội và lý tưởng của một lớp quân sự chuyên nghiệp và “ưu thế của các lực lượng vũ trang trong chính quyền hoặc chính sách của nhà nước.

Chủ nghĩa quân phiệt luôn luôn là yếu tố quan trọng của những ý thức hệ đế quốc, hay xâm lược của nhiều quốc gia trong suốt lịch sử loài người.

Những thí dụ tiêu biểu như thành phố Hy Lạp Sparta, Đế quốc La Mã, Đế quốc Phổ, Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Mông Cổ, Đức Quốc xã và chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa quân phiệt xuất hiện qua nhiều nước sau thời kỳ thực dân tại châu Á (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Myanmar và Campuchia của Pol Pot) và ở châu Phi (như Liberia, Nigeria và Uganda).

Các chế độ quân phiệt cũng thấy hiện lên ở Mỹ Latinh như chính quyền cực hữu của Augusto Pinochet ở Chile, giành được quyền lực nhờ đảo chính và dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, trong khi những nước khác chính phủ quân sự có khuynh hướng thiên tả như của Hugo Chávez ở Venezuela, được dân bầu lên.

Khuynh hướng chủ nghĩa quân phiệt là ý muốn trang bị vũ khí quá mức, vai trò của quân đội gia tăng trong chính trị đối nội và đối ngoại hoặc là sử dụng bạo động như vũ khí cho chính trị. Họ thường tạo ra một lãnh tụ độc đoán, có nhiều quyền lực, và hung tợn.

Để hiểu rõ hơn về quân phiệt hiếu chiến là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về một số kiến thức liên quan dưới này nhé!


1. Vì sao đức là đế quốc quân phiệt hiếu chiến?

* Gọi Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến vì:

-Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội & chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

>>> Xem thêm: Đế quốc quân phiệt là gì?


2. Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích?

- Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

- Giải thích:

+ Nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

-------------------------

Trên đây là toàn bộ thông tin về quân phiệt hiếu chiến là gì và một số câu hỏi củng cố liên quan. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 03/06/2022