logo

Phong trào đấu tranh giành độc lập của Angola mozambique

icon_facebook

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, các nước trên thế giới đã có những chiến lược về kinh tế, chính trị rõ ràng. Vì mục đích nhằm mở rộng lãnh thổ một số nước lớn đã đi xâm lược, đàn áp nhân dân các nước nhỏ để thu về tài nguyên khoáng sản. Sự đàn áp, bóc lột đến mức cùng cực cả về tài nguyên và con người đã làm bùng nổ lên các phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao là một phong trào nhằm lật đổ ách thống trị thực dân Bồ Đào Nha.


Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị nào?

A. Phát xít Nhật.

B. Thực dân Tây Ban Nha.

C. Phát xít I-ta-li-a.

D. Thực dân Bồ Đào Nha.

Đáp án đúng: D. Thực dân Bồ Đào Nha.

Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị thực dân Bồ Đào Nha.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án D

Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a, Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô, Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lưả đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

Phong trào giải phóng dân tộc được hình thành qua các giai đoạn hoàn cảnh lịch sử như sau:

Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:

Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi). Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Kết quả: Đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

 Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

Kết quả là vào tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

Phong trào đấu tranh giành độc lập của angola mozambique

Như vậy, Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị thực dân Bồ Đào Nha.


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phong trào đấu tranh giành độc lập.

Câu 1: Quốc gia nào được mệnh danh là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Mexico                     

B. Cu Ba

C. Braxin                       

D. Chile

Đáp án đúng: B. Cu Ba

Câu 2: Vì sao sau “Chiến tranh thế giới thứ hai” Châu Phi được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"?

A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và tất cả các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.

C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này

Đáp án đúng: C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

Câu 3: Nội dung nào không phản ánh đúng về ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.

B. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

D. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

Đáp án đúng: C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 4: Sự kiện mở đầu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Cách mạng Mô-dăm- bích.

B. Đấu tranh của nhân dân An- giê- ri.

C. Đấu tranh của nhân dân Ăng-gô-la.

D. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập.

Đáp án đúng: D. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập.

---------------------

Trên đây Top lời giải đã cho các bạn đáp án đúng nhất về phong trào đấu tranh giành độc lập của Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị nào?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 10/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads