Chất polime giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp bởi những đặc tính đặc biệt và ứng dụng cao của nó. Polime có khả năng tái chế lại rất cao, không dẫn điện và dẫn nhiệt, có trọng lượng nhẹ và có màu sắc vô cùng đa dạng.
A. Vật liệu siêu bền
B. Vật liệu Nano
C. Vật liệu siêu dẫn
D. Polime
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Polime
Chất polime giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp.
Chất polime giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp bởi những đặc tính đặc biệt và ứng dụng cao của nó.
Polime là vật liệu nhựa dẻo, tùy mỗi vật liệu Polime sẽ có tính chất riêng biệt nhưng chung quy lại loại vật liệu này vẫn có những đặc điểm sau đây:
- Polime có khả năng tái chế lại rất cao
- Polime Không dẫn điện và dẫn nhiệt
- Polime có Trọng lượng nhẹ
- Polime có màu sắc vô cùng đa dạng
Ta có thể thấy rằng Polime dùng làm vật liệu để sản xuất ra rất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: ống dẫn điện, áo mưa,… cho đến những sản phẩm vật liệu công nghiệp, gắn liền với đời sống hiện đại của con người.
Đây là những vật liệu có khả năng biến dạng khi phải chịu tác dụng của nhiệt, áp suất nhưng vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất dẻo Polime còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm vật liệu làm bằng: vải, gỗ, kim loại, da, thủy tinh. Vì chúng có độ bền, khó vỡ, nhẹ, nhiều màu sắc đẹp.
Các dạng Polime cũng rất phong phú và đa dạng. Vậy Polime được phân loại như thế nào?
- Polime thiên nhiên: Có nguồn gốc từ tự nhiên
Ví dụ: Xenlulozo, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên...
- Polime tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)
Ví dụ: Polypropylen (nhựa PP), Polyvinyl clorua (nhựa PVC), polyetylen (nhựa PE)...
- Polime bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polyme thiên nhiên thành các loại polyme mới.
- Polime mạch không phân nhánh.
Ví dụ: nhựa PVC, nhựa PE, cao su, xenlulozơ, tinh bột...
- Polime có nhánh.
Ví dụ: glicogen, amilopectin...
- Polime mạch không gian.
Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa rezit, nhựa bakelit…
Ngoài ra Polime còn phân loại theo: Polyme hữu cơ với xương sống là Cacbon và Polime vô cơ và polime khoáng vật là hai loại khác nhau. Polime vô cơ là các cao phân tử dài ngoằn ngoèo gấp 10.000 lần hơn một phân tử kết tinh, và có xương sống làm bằng Si. Loại khoáng vật là các phân tử kết tinh nối lại với nhau, có thể là phân tử silicat hay một muối kim loại khác. Chúng chiếm phần lớn vật liệu thiên nhiên vô cơ, khác hẵn với polime hữu cơ có xương sống làm bằng C (cacbon).
>>> Xem thêm: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là?
Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. Amilozơ.
B. Nilon-6,6.
C. Nilon-7
D. PVC.
Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên.
→ Đáp án A
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ tằm.
B. Tơ capron.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ visco.
→ Đáp án D
Câu 3: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?
A. Saccarozơ
B. Tinh bột
C. Glucozơ
D. Xenlulozơ
- Tơ visco được tạo thành từ phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH tạo thành một dung dịch nhớt gọi là visco. Bơm dung dịch này qua những lỗ rất nhỏ rồi ngâm trong dung dịch H2SO4 tạo thành tơ visco.
→ Đáp án D
Câu 4: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco.
B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron.
D. Tơ tằm.
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học (VD: tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat).
⇒ chọn A. (B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).
→ Đáp án A
Câu 5: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. Tơ nilon-6,6 và bông.
B. Tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. Tơ tằm và bông.
D. Tơ visco và tơ axetat.
+ Bông là tơ thiên nhiên → A sai.
+ Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.
+ Tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) → D sai.
→ Đáp án B