logo

Phong cách sáng tác của Huy Cận

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Luôn bám sát theo hiện thực (Các sáng tác trước cách mạng tháng tháng thì mang vẻ buồn cảm còn sau Cách mạng tháng tám thì mang vẻ vui tươi). Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về tác giả Huy Cận qua một số kiến thức mở rộng sau đây nhé!


1. Tiểu sử nhà thơ Huy Cận

Phong cách sáng tác của Huy Cận

Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31-5-1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Bố là nhà nho, đậu tam trường, làm hương sư, sau về quê dạy chữ Hán. Mẹ là một cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ảnh, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả hai đều yêu văn chương và rất thuộc truyện Kiều.

Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.


2. Phong cách sáng tác của Huy Cận

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.


3. Sự nghiệp sáng tác của Huy Cận

Phong cách sáng tác của Huy Cận

Giai đoạn trước tháng 8 năm 1945: Năm 1940, nhà thơ Huy Cận cho in tập thơ " Lửa thiêng" gồm những bài đã đăng trên báo từ năm 1936-1940. Tập thơ này mang một nỗi buồn da diết, thiên nhiên thì bao la, hiu quạnh. Nhưng chính tập thơ này Huy Cận trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới (1932-1941) lúc bấy giờ. Ông còn nhiều tập thơ khác được in trên báo. Các tác phẩm như Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942)... đã mang một một màu sắc tươi mới hơn.

Sau cách mạng Tháng 8 mang nét tươi vui. Với một số tác phẩm tiêu biểu như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, Những năm sáu mươi, Cô gái Mèo, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngôi nhà giữa nắng…


4. Nhận định về Huy Cận

Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám là một nhà thơ mang trong mình nỗi sầu vạn kỉ. Ông thể hiện tình yêu quê hương sâu đậm thông qua các tác phẩm thơ của mình. Sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, thơ Huy Cận lại gắn bó sâu sắc với thời kháng chiến.

Tác giả Hoài Thanh đã nói rằng : “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư. Ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh dậy, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

Ông đã nói Huy Cận chính là nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á. Đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng có nhận xét: “Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, thoang thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người. Cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.” Ông còn nói thêm “Dường như ở đây nhà thơ đã toát lên một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình.”

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về phong cách sáng tác của Huy Cận và một số kiến thức liên quan tới Huy Cận. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022