logo

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài có ý nghĩa gì?

Câu trả lời đúng nhất: Tràng giang là bài thơ điển hình cho hồn thơ ảo não nhiều nỗi buồn của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Ngay lời đề tự nhà thơ đã viết “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Vậy câu thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” có nghĩa là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để mở rộng kiến thức nhé!

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài thơ Tràng giang


1. Tìm hiểu về tác giả Huy Cận

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài có ý nghĩa gì?

Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.

- Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.

- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.

- Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

- Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

>>> Xem thêm: Nhận định về Huy Cận


2. Phong cách sáng tác

Điểm chung trong sáng tác của Huy Cận chính là hàm súc, triết lý. Ông là một đại diện cho phong trào thơ mới và hồn thơ ảo não.

Sáng tác của Huy Cận có hai giai đoạn:

Trước cách mạng Tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940 - 1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc

Sau cách mạng Tháng 8 mang nét tươi vui. Với một số tác phẩm tiêu biểu như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, Những năm sáu mươi, Cô gái Mèo, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những người mẹ những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngôi nhà giữa nắng…

Là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới. Thơ Huy Cận luôn có chất suy tưởng, triết lí. Và Tràng giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tác giả. Đứng trước cảnh mênh mông sống nước, nỗi buồn của tác giả được bộc lộ một cách chân thật. Tràng giang thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Huy Cận mượn thiên nhiên để gửi gắm tình cảm của mình, đó là sự chân thành của một người con yêu tha thiết quê hương mình. Ngôn từ gần gũi, giản dị Tràng giang trở thành bài thơ được độc giả yêu thích và đó cũng là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.


3. Bài thơ Tràng Giang

 Tràng Giang là một tác phẩm của nhà thơ Huy Cận được viết vào một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước. Tràng giang là bài thơ điển hình cho hồn thơ ảo não nhiều nỗi buồn của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình ảnh sông dài, trời rộng Huy Cận đã thể hiện sự nhỏ bé, đơn độc, lạc lõng của con người trước dòng đời

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài có ý nghĩa gì? (ảnh 2)

Tràng Giang là một từ Hán Việt mang âm hưởng cổ kính . Tràng Giang đồng nghĩa vơí trường giang ( con sông dài ) nếu dùng trường giang thì cái hay của tiêu đề sẽ giảm đi rất nhiều , cách hiệp vần “ang “tạo nên một dư âm vang xa trầm lắng mênh mang . Như vậy Tràng giang không chỉ là con sông dài mà còn là con sông rộng lớn .

Qua câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài": Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác buồn sầu trước dòng sông rộng lớn. "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Qua câu thơ đề từ cảm nhận được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả.

Mối lên hệ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong bài: câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.

>>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định: Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực

------------------------------------

Như vậy, qua bài viết Top lời giải đã giải đáp cho các bạn câu thơ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài có ý nghĩa gì? và cung cấp kiến thức về nội dung bài thơ Tràng giang. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/07/2022 - Cập nhật : 14/07/2022