logo

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian Đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Để hiểu rõ hơn về câu nói này, hãy cùng Top lời giải tham khảo bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Sáng sớm

B. Chiều tối

C. Đêm khuya

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Đêm khuya

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian Đêm khuya.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian Đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…

+ Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục

+ Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

+ Tử tù lại là người khuyên quản ngục: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

- Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục và sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.

>>> Xem thêm: Tóm tắt Chữ người tử tù (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về tác phẩm chữ người tử tù

Câu 1: Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?

A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.

D. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Chọn đáp án: A

Câu 2: Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức

B. Gia đình có truyền thống yêu nước

C. Gia đình nông dân

D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

Chọn đáp án: D

Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

A. Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

B. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.

C. Ông là người tài hoa uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”.

D. Ông là một tấm gương sáng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Chọn đáp án: C

Câu 4: Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

A. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của quá khứ còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”

B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Chọn đáp án: A

Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

-------------------------------

Trên đây, Top lời giải đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào?. Cũng như cung cấp thêm trắc nghiệm về chữ người tử tù. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022