logo

Phong cách nghệ thuật nào ra đời trong buổi đầu cách mạng công nghiệp?

icon_facebook

Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo,một phạm trù thẩm mĩ riêng biệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống. Phong cách nghệ thuật được hình thành nhờ sự lặp đi lặp lại một số yếu tố thuộc phạm trù nội dung và hình thức một cách có thẩm mĩ, xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của tác giả. Vậy Phong cách nghệ thuật nào ra đời trong buổi đầu cách mạng công nghiệp? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin đến bạn trong bài viết dưới đây.


Câu hỏi: Phong cách nghệ thuật nào ra đời trong buổi đầu cách mạng công nghiệp?

A. Chủ nghĩa tự do

B. Chủ nghĩa xã hội

C. Chủ nghĩa lãng mạn

D. Chủ nghĩa hiện thực

Đáp án đúng: C. Chủ nghĩa lãng mạn


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Phong cách nghệ thuật Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp. Nghệ thuật của Cách mạng Công nghiệp có khuynh hướng mục vụ, toàn năng, thường là một phản ứng. Chúng ta thấy sự ra đời của Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa Ấn tượng và Trường phái sông Hudson dành riêng cho sự hùng vĩ của thiên nhiên.


- Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn

Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung lịch sử xã hội-cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Chủ nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực, nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ qua lại khá phức tạp.

Thời kì hưng thịnh nhất của chủ nghĩa lãng mạn là vào trước sau cuộc đại cách mạng tư sản Pháp, tức là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 18 đến những năm 30 của thế kỉ 19. Sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa lãng mạn trong thời kì này hiển nhiên là do điều kiện chính trị xã hội lúc đó quyết định. Năm 1789 giai cấp tư sản Pháp lật đổ chính quyền phong kiến chuyên chế, lập nên sự thống trị của giai cấp tư sản, điều này làm dâng lên phong trào cách mạng dân chủ tư sản và phong trào giải phóng dân tộc ở khắp châu Âu. Đi liền với phong trào này là sự bấp bênh, hỗn loạn của hiện thực xã hội, lí tưởng của chủ nghĩa Khai sáng bị hủy diệt, sự thất vọng ăn sâu lan rộng trong xã hội. Cùng với nó, mong ước về một xã hội lí tưởng chân chính cũng trở thành tâm lí xã hội phổ biến, những điều này dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn. Ngoài ra, mặc dù lí luận chủ nghĩa xã hội không tưởng với đại biểu là Xanh Ximong và Owen tuy không phải là lí luận khoa học, hoàn thiện nhưng tư tưởng xã hội tiêu biểu của nó là mong ước không tưởng về một xã hội giải phóng chân chính, cũng trở thành cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn.


- Tại sao nói Chủ nghĩa lãng mạn như một cái lồng giam giữ tự do

Ngay từ gốc rễ của hành vi sáng tạo, mọi người nghệ sĩ hướng đến tự do, tình yêu, vẻ đẹp thiên nhiên, biểu hiện trung thực cảm xúc và suy nghĩ của mình… nhưng sự áp đặt những giá trị ấy trong một mô hình thẩm mỹ của một thời kỳ và gọi tên nó là “chủ nghĩa lãng mạn”, đã vô tình trói buộc các giá trị ấy vào sự hạn chế của thời đại. Sự áp đặt này đẩy chủ nghĩa lãng mạn trở thành thế đối đầu với các hệ giá trị khác trước đó, thay vì tiếp thu và học hỏi từ chúng. Sự đối đầu này cũng gây ra tình trạng người sáng tác tự trói mình trong một trạng thái cảm xúc với các thủ pháp, chủ đề của thời đại lãng mạn, dù cho các giá trị cốt lõi vẫn tiếp tục trường tồn và có thể tìm hình thức thể hiện mới để phù hợp với thời đại hơn.

Phong cách nghệ thuật nào ra đời trong buổi đầu cách mạng công nghiệp?

Người sáng tác có thể chuyển đổi sang các hình thức biểu hiện mới và thế giới quan mới nhưng dường như thị hiếu của độc giả vẫn như ở lại với thế kỷ 18 và 19, đặc biệt là khi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn khi được lồng ghép với các tư tưởng thời đại như chủ nghĩa dân tộc và tinh thần Cách mạng để biến thành công cụ tuyên truyền thì đó là mối nguy hại lớn cho tinh thần tự do đích thực mà các nghệ sĩ hướng tới. Việc lãng mạn hóa những ám ảnh của thế kỷ 18 và thế kỷ 19 đã kéo dài mô thức xã hội ấy đến tận ngày nay, dù cho thế giới đã chuyển mình sang các biểu hiện mới của tự do, tình yêu và trạng thái liên kết với thiên nhiên.


- Những nét tiêu biểu nhất trong mô hình thế giới của các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn

Một cá nhân cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, một khát vọng tự do cá nhân vô hạn tách biệt hoàn toàn với xã hội, dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn tối tăm của tâm hồn.

Vai trò to lớn của cái trực giác, vô thức.

Ý thức đầy đủ về vai trò của cá tính sáng tạo của nghệ sĩ đối lập với sự “bắt chước tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng nghệ sĩ có quyền cải biến thế giới hiện thực bằng cách tạo ra cho mình một thế giới riêng đẹp hơn, chân thực hơn và vì thế hiện thực hơn. Nó thích sự tưởng tượng phóng khoáng và bác bỏ tính quy phạm trong mỹ học và sự quy định có tính chất duy lí trong nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn đòi hỏi tính lịch sử và tính dân tộc của nghệ thuật với ý nghĩa chủ yếu là tái hiện lại màu sắc địa phương và thời đại.

>>> Tham khảo: Đồng chí là bài thơ hiện thực hay lãng mạn

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads