logo

Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 3


Phiếu bài tập số 1

Bài 1

Gạch chân các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai

Bài 2

Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau:

Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.

Bài 3

Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài 2

..........................................như.........................................................

Bài 4

Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc: (Bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ,hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây:

- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................

- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................

- Bốn chân của chú voi to như.................................................................

- Bốn chân của chú voi to như.................................................................

- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................

- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................

    Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.

    Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.

    Lần này, vua sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo: “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”.

    Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.

    Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 5. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ?

A. Lấy tre khô bện một sợi dây thừng

B. Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng

C. Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng

Câu 6. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ?

A. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô

B. Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô

C. Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ?

A. Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn

B. Ca ngợi cậu bé chăm chỉ

C. Ca ngợi cậu bé thông minh

Câu 8. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ?

A. Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó

B. Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn

C. Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác.

 

Lời của cây

Khi đang là hạt

Cầm trong tay minh

Chưa gieo xuống  đất

Hạt nằm lặng thinh.

 

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.

 

Mầm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời...

 

Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.

 

Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

(Trần Hữu Thung)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 9. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào ?

a- Hạt cây cựa quậy

b- Hạt cây nằm yên

c- Hạt cây thì thầm

Câu 10. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì ?

a- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời

b- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm

c- Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ

Câu 11. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào ?

a- Thì thầm

b- Bập bẹ

c- Vỗ tay

Câu 12. Theo em, ý chính của bài thơ là gì ?

a- Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời

b- Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh

c- Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời

I. Chính tả

Bài 1: Điền vào chỗ trống

a. sa hay xa: …mạc; ….xưa; phù……; sương……; …..xôi;….lánh;…..hoa; ….lưới.

b. se hay xe: …..cộ; …..lạnh; …..chỉ; …..máy.

II. Luyện từ câu

Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca

Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.

b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây

d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy

b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bong.


Phiếu bài tập số 2

Bài 1

Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

- Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.

1. Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?

a, Những người

b, cùng một họ

c, Những người trong cùng một họ

2. Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì?

a, thường gặp gỡ

b, thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau

c, gặp gỡ, thăm hỏi nhau

Bài 2

Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống

a, Các bạn học sinh trong cùng một lớp.........................................................

........................................................................................................

b, ................................................................ góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.

Bài 3

Điền tiếp từ nào các dòng sau để hoàn thành các thành ngữ

a, Nhường cơm .....................................................................................

b, Bán anh em xa, ..................................................................................

Bài 4

Điền tiếp các từ thích hợp vào từng ô trống

Từ chỉ những người ở trường học Từ chỉ những người ở trong gia đình Từ chỉ những người có quan hệ họ hàng
Học sinh, .................. Bố, mẹ ..................... Chú, dì ........................
............................... ................................. ..................................
............................... ................................. ..................................
     

Bài 5

Điền tiếp các từ ngữ thích hợp vào ô trống trong từng dòng sau để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ:

a. Kính thầy,..................................................................................

b. Học thầy....................................................................................

c. Con ngoan,.................................................................................

Bài 6

Điền bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai hoặc bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

a................................................là cô giáo dạy lớp em gái tôi.

b. Cha tôi là ......................................................................

c. Chị họ tôi là....................................................................

d............................................... là tổ trưởng dân phố của khu phố tôi.

Bài 7

Đặt 2 câu có mô hình Ai - làm gì ? theo gợi ý sau:

a. Câu nói về con người đang làm việc

.........................................................................................................

.........................................................................................................

b. Câu nói về con vật đang hoạt động

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Bài 8: Điền các từ ngữ chỉ sự vật so sánh phù hợp với mỗi dòng sau:

a. Những chú gà con lông vàng ươm như........................................................

b. Vào mùa thu, nước hồ trong như...............................................................

c. Tiếng suối ngân nga tựa ...........................................................................


Phiếu bài tập số 3

Bài 1

Ghi chữ Đ (đúng) trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình

a. cha mẹ b. con cháu c. con gái d. anh họ
e. em trai g. anh em h. chú bác i. chị cả

Bài 2

Chọn các thành ngữ hoặc tục ngữ trong ngoặc (Cha sinh, mẹ dưỡng. Công cha như núi Thái Sơn. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.) cho phù hợp với ý nghĩa trong từng cột dưới đây:

a. Chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ với con cái b. Chỉ tình cảm, trách nhiệm của con đối với cha mẹ

M: Dạy con, dạy thuở còn thơ.

...................................................

...................................................

...................................................

................................................…

...................................................

...................................................

M: Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái.

...................................................

...................................................

...................................................

................................................…

...................................................

...................................................

Bài 3

Đặt 3 câu có mô hình Ai - là gì? để nói về những người trong gia đình em:

M: Mẹ tôi là giáo viên tiểu học.

M: Ông tôi là người già nhất làng.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Bài 4

Ghi vào chỗ trống các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:

a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.

b) Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện

a)...................................................

......................................................

b)...................................................

...................................................

c)..................................................

.....................................................

Bài 5

Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

Bài 6

Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc (mâm khổng lỗ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em) để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:

- Tiếng suối ngân nga như ........................................................................

- Mặt trăng tròn vành vạnh như....................................................................

- Trường học là.............................................................................................

- Mặt nước hồ trong tựa như ........................................................................

Bài 7

1. Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ:

a, Không chỉ những người có ở trường học:

a, giáo viên

b. hiệu trưởng

c. công nhân

d. học sinh

2. Không chỉ những hoạt động thường có ở trường học

a, học tập

b. dạy học

c. vui chơi

d. câu cá

Bài 8

Điền vào chỗ trống sau dấu phẩy những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh từng câu văn:

a, Khi đi học, em cần mang đủ sách vở,.........................................................

b, Giờ toán hôm nay, bạn Lan........................................ đều được cô giáo cho điểm 10.

c, Trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chi đội 3A đạt danh hiệu chi đội xuất sắc,........................................................................................

Bài 9

Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a, Trong giờ tập đọc, chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay.

b, Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên Công viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua

c, Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải Nhất cờ vua dành cho học sinh tiểu học của quận giải Nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh.


Phiếu bài tập số 4

Bài 1

Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:

a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như .............................................................

b. Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như......................................................

c. Tiếng sóng biển rì rầm như.....................................................................

Bài 2

Dùng những câu hỏi sau:

- Hậu là ai?

- Hậu thường làm gì mỗi lần về quê?

- Có lần cả buổi sáng Hậu đã làm gì?

- Một lần Hậu đã mải miết làm gì từ sáng tới chiều?

để ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu.

Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê. Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay.

Viết lại đoạn văn này sau khi đã ngắt các câu bằng dấu chấm.

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Bài 3

Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm:

a. con đò b. bến nước c. luỹ tre d. lễ hội
e. rạp hát g. mái đình h. dòng sông i. hội chợ

Bài 4

Khoanh tròn chữ cái trước những từ em thấy có thể dùng trước từ quê hương trong câu:

a. yêu mến b. gắn bó c. nhớ d. cải tạo
e. hoàn thành g. thăm h. làm việc i. xây dựng

Bài 5

Tìm và viết lại 2 thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương:

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Bài 6

Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì ? trong đoạn văn sau:

Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh...Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành.

Bài 7

Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mô hình Ai - làm gì?

- chạy nhanh như ngựa phi ............................................................................…

- hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa.......………………….

- bơi lội tung tăng .......................................................................................

Bài 8

1. Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm:

a. con đò b. bến nước c. luỹ tre d. lễ hội
e. rạp hát g. mái đình h. dòng sông i. hội chợ

2. Khoanh tròn chữ cái trước những từ em thấy có thể dùng trước từ quê hương trong câu:

a. yêu mến b. gắn bó c. nhớ d. cải tạo
e. hoàn thành g. thăm h. làm việc i. xây dựng

Bài 9

Tìm và viết lại 2 thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Bài 10

Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì? trong đoạn văn sau:

Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh...Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 11/02/2022

Tham khảo các bài học khác