logo

Cách dùng ng và ngh

Câu hỏi: Cách dùng ng và ngh

Trả lời: 

Phân biệt NG/NGH

Đứng trước “ i , ê, e” thì viết /ng/

Ví dụ: Ngày tháng, ngơ ngác, …

Đứng trước các âm còn lại như a, u, ô,… thì viết /ngh/

Ví dụ: Lắng nghe, nghỉ ngơi,….

* Bài thơ vui ghi nhớ về âm g,gh,ng,ngh:

Cùng vui chơi

Mẹ sinh đôi hai anh

G Đơn và Gh Kép

Lại sinh đôi hai em

Ngh Kép và Ng Đơn

Sinh cùng nên giống hệt

Phải biết Kép thêm h

Cha dạy phải chăm lo

Anh em cùng san sẻ

Đơn sinh trước nên khỏe

Gánh U rồi gánh Ư

Dắt thêm Â, Ô, O

Dẫn Ă, A cùng tiến

Kép sinh sau thân thiện

Nắm tay I và E

Rủ thêm Ê đi cùng

Hát vang bài đoàn kết…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các quy tắc trong chính tả tiếng Việt nhé!

I. Phân biệt L/N

- Phát âm

/l/ xuất hiện trong các tiếng có âm đệm

Ví dụ: Loa, luân,…

/n/ không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm

Ví dụ: Nở, nàng, nụ,…

- Cấu tạo láy âm

/l/ thường đứng trước âm đệm

Ví dụ: Luyện tập, luỹ thừa,…

/n/ đứng sau âm đệm

Ví dụ: Nóng, nắng,…

- Cấu tạo láy vần

Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là gi hoặc d và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/.

Ví dụ: Gian nan, gieo neo,…

Trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó là phụ âm /l/.

Ví dụ: Lộp độp, lon ton,…

Tiếng thứ nhất trong một từ láy vần khuyết phụ âm đầu thì phụ âm thứ hai là /n/.

Ví dụ: Ăn năn, áy náy,…

/l/ có thể láy vần với nhiều phụ âm khác nhau. /n/ chỉ láy âm với chính nó.

Ví dụ: La cà, no nê,…

Cách dùng ng và ngh

2. Phân biệt G/GH

Khi đứng trước các âm “ i , ê, e” thì viết âm /gh/.

Ví dụ: Ghi nhớ, ghì chặt,…

Khi đứng trước các âm còn lại o, a, ư,… thì viết /g/

Ví dụ: Con gà, gồ ghề,…

3 - Phân biệt ch / tr :

Ghi nhớ:

- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).

– Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…

- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…

– Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…

– Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.

– Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr.

Mẹo tr / ch :

– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.

Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.

Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

Bài tập : Điền từ ngữ có chứa các tiếng sau :

trẻ … chẻ…

trê … chê…

tri … chi…

tro … cho …

trợ… chợ…

4 - Chính tả phân biệt x / s :

Ghi nhớ:

– X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.

– X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.

-Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều.

Bài tập : Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.

*Đáp án:

– Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ,…

– Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ,…

– Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,…

5- Chính tả phân biệt gi / r / d :

Ghi nhớ:

– Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.

- Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai dai,
líu díu,…)

- Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,…)

–Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)

-Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,…)

– Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.

Mẹo d / gi / r :

– Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.

– Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).

– Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)

– Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn).

(Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).

– Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).

6- Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”:

A) Ghi nhớ:

Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

– Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

– Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

– Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 16/02/2022

Tham khảo các bài học khác