logo

Phiếu bài tập Hóa học 8


Mẫu phiếu bài tập số 1: Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Chất 

- Chất là một dạng của vật chất. Chất tạo nên vật thể.

- Vật thể do nhiều chất tạo nên.

- Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.

- Chất nguyên chất:      

+ là chất không lẫn chất khác.

+ Chất có tính chất nhất định

- Hỗn hợp:        

+ Gồm nhiều chất trộn lẫn nhau.

+ Có tính chất thay đổi.

- Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm…

2. Nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

- Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.

- Trong nguyên tử số proton (p,+) bằng số electron (e,-).

Số p = số e

- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

3. Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

4. Đơn chất và hợp chất - Phân tử

- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

- Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử. Tùy điều kiện, một chất tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.

5. Công thức hóa học

- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.

Dạng chung:    Đơn chất Ax ;  Hợp chất AxBy             

A,B là kí hiệu hóa học

x,y là chỉ số

- Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất, cho biết tên nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.

6. Hóa trị

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) trong phân tử ( H luôn hóa trị I, O luôn hóa trị II).

Quy tắc về hóa trị: x.a = y.b theo  AaxBby

+ Biết x,y và a thì tính được b và ngược lại.

+ biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học chuyển thành tỉ lệ: x/y = a/b = a’/b’

II. Bài tập minh họa

Bài 1:

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp

Cột A

Cột B

1. Nguyên tử khối

2. Phân tử khối

3. Phân tử

4. Kí hiệu hóa học

a. Đại diện cho chất

b. Đại diện cho nguyên tố hóa học

c. Khối lượng nguyên tử tính bằng đvC

d. Khối lượng phân tử tính bằng đvC

e. Biểu diễn nguyên tố hóa học, chỉ một nguyên tử của nguyên tố

Đáp án

1 -c, 2-d, 3-b, 4 - e

Bài 2:

Phiếu bài tập Hóa học 8 hay nhất

Nhìn vào mô hình cấu tạo của nguyên tử Natri và suy luận các thông tin sau:

1) Số proton?

2) Số electron?

3) Số lớp electron?

4) Số electron lớp ngoài cùng?

Đáp án:

1) Số proton là 11

2) Số electron là 11

3) Số lớp electron là 3

4) Số electron lớp ngoài cùng là 1 electron

Bài 3: 

Nêu điểm giống và khác nhau giữa nguyên tử Kali và Natri.

Phiếu bài tập Hóa học 8 hay nhất (ảnh 2)

Đáp án:

- Giống nhau: Đều có 1 elctron ở lớp ngoài cùng

- Khác nhau: 

+ Kali có 19 electron và có 4 lớp electron

+ Natri có 11 electron và có 3 lớp electron

Bài 4:

Phân tử một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro, và nặng bằng nguyên tử oxi.

a, Tính Nguyên tử khối của X, cho biết tên và Kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

b, Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.

Đáp án:

Ta có: X + 4 = 16 ⇒ x = 12

a. Nguyên tử khối của X là: 12  + 4 = 16

Tên của hợp chât X là Metan

Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là C

b. % về khối lượng của nguyên tố Cacbon trong hợp chất metan là:

Phiếu bài tập Hóa học 8 hay nhất (ảnh 3)

Bài 5. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Đáp án D

Bài 6. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Đáp án: A

Bài 7. Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo

B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng

D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Đáp án: B


Mẫu phiếu bài tập số 2


I. Trắc nghiệm

Câu 1. Dãy gồm các oxit axit là:

A. CO, Li2O, Ag2O, SO2, SiO2 

B. CO, SO2, SiO2, N2O5, P2O5 

C. CO, SO2, SiO2, Ag2O, P2O5 

D. . CO, SO2, Cr2O3, N2O5, P2O5

Câu 2. Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước vì:

A. Oxi tan tốt trong nước 

B. Oxi nặng hơn không khí

C. Oxi ít tan trong nước 

D. Oxi hóa lỏng ở -183oC

Câu 3. Những chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. KClO3 và không khí

B. KMnO4 và không khí

C. KClO3 và KMnO4

D. KClO3 và MnO2

Câu 4. Cho các phản ứng sau, phản ứng hóa hợp là:

(1) 2Cu + O2 → 2CuO

(2) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(3) 2KClO3 → 2KCl + 3O2

(4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

A. (1) và (2)          

B. (2) và (3)

C. (1)             

D. (4)

Câu 5. Dãy gồm các chất tác dụng được với oxi là:

A. Cu, S, Fe, Ag, P

B. Cu, S, Fe, Au, P

C. Cu, S, Fe, CH4, P

D. Cu, S, Fe, Ag, Pt

Câu 6. Sự oxi hóa là:

A. sự tác dụng của một chất với không khí         

C. sự tác dụng của một chất với sắt

B. sự tác dụng của một chất với khí ôxi                  

D. sự tác dụng của một chất với đồng


II. Bài tập

Câu 1. Lập phương trình hóa học

1. CuO + HCl → CuCl2 + ?

2. Mg + HCl → MgCl2 + ?

3. CaO + HCl → CaCl2 + H2O

4. ? + O2 → Al2O3

5. H2 + Fe3O4 → ? + H2O

6. P + ? → P2O5

Câu 2. Viết PTHH biểu diễn sự oxi hóa của các chất sau:

a. C, Al, Zn, Cu, Fe, S, P.

b. Hợp chất: CH4, C2H6, C2H6O.

 


Mẫu phiếu bài tập số 3


I. Trắc nghiệm

Câu 1. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét      

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách                                         

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Câu 2. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét      

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách                                         

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Câu 3Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo               

B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng              

D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Câu 4. Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp và nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

A. Bột đá vôi và muối ăn                

B. Bột than và bột sắt

C. Đường và muối                            

D. Giấm và rượu

Câu 5. Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?

A. Màu sắc                          

B. Tính tan trong nước

C. Khối lượng riêng          

D. Nhiệt độ nóng chảy

Câu 6. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?

A. Không màu, không mùi            

B. Không tan trong nước

C. Lọc được qua giấy lọc                                

D. Có nhiệt độ sôi nhất định

Câu 7. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc                    

B. Chưng cất

C. Bay hơi            

D. Để yên để muối lắng xuống gạn đi

Câu 8. Trong nguyên tử các hạt mang điện là:

A. Nơtron, electron.                       

B. Proton, electron.

C. Proton, nơtron, electron.        

D. Proton, nơtron.

Câu 9. Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

A. Electron.                                         

B. Proton,

C. Proton, nơtron, electron.        

D. Proton, nơtron.

Câu 10. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?

A. Electron.                                         

B. Proton,

C. Proton, nơtron, electron.        

D. Proton, nơtron.


II. Bài tập 

Câu 1.  Hoàn thành các phương trình hoá học sau:

1.    Na     +    O2      →      Na2O

2.    Na3PO4      +    BaCl2      →     NaCl      +     Ba3(PO4)2

3.    Al2O3      +     H2SO4      →      Al2(SO4)3      +      H2O

( Cân bằng luôn vào các phản ứng phía trên, không cần viết lại)

Câu 2.  Cho a gam nhôm (Al) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 29,4 gam axit sunfuric ( H2SO4 ). Sau phản ứng thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3 ) và khí hiđro ( H2)

a. Viết phương trình hóa học?

b. Tính a gam nhôm đã tham gia phản ứng?

c. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ( ở đktc)?

Câu 3. Hợp chất A chứa nguyên tố: Fe và O . Trong phân tử A có 7 nguyên tử và MA = 232 (g/mol). Tìm công thức hoá học của A?

(Cho biết : S = 32 ; O = 16; Al = 27; H = 1; Fe = 56; C = 12)

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 10/02/2022