logo

Phí của trời mười đời chẳng có là gì?

Câu hỏi: “Phí của trời mười đời chẳng có” là gì?

Lời giải:

Câu nói: “Phí của trời mười đời chẳng có” có nghĩa là không nên phung phí; không biết tiết kiệm thì không thể giàu có được.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thành ngữ nhé!

1. Khái niệm thành ngữ là gì?

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

Trong câu chúng hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa. Bạn cần phải hiểu và phân tích một cách kỹ càng mới có thể giải thích được. Chẳng hạn như: “ Lên thác xuống ghềnh” hay “Nhanh như chớp”,…

Phí của trời mười đời chẳng có là gì?

2. Thành ngữ có đặc điểm gì?

Thành ngữ có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

3. Thành ngữ có cấu tạo ra sao?

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của chúng. Đầu tiên thành ngữ được cấu tạo dựa trên số lượng từ. Thành ngữ có kết cấu 3 tiếng như: “Nhanh như chớp” hay “bụng bảo dạ”,… Ở đây hình thức của câu là sự kết hợp của 3 tiếng tạo thành. Tuy nhiên xét về mặt kết cấu thì đây là sự kết hợp từ một từ đơn và một từ ghép. Kết cấu của chúng như một cụm từ. Cũng có khi thành ngữ được kết cấu từ hai từ ghép hay bốn từ đơn. Chúng kết hợp nối tiếp hoặc xen kẽ nhau để tạo thành một thành ngữ. Chẳng hạn như: ác giả ác báo, phong ba bão táp,….

Tác giả chia ra làm hai kiểu thành ngữ đó là thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Chẳng hạn như: ăn bớt ăn xén hay nhắm mắt xuôi tay,….

Không chỉ vậy thành ngữ cũng có kết cấu từ năm tiếng hoặc sáu tiếng như treo đầu dê bán thịt chó,….

Ngoài ra còn có một số thành ngữ có kết cấu từ bảy đến mười tiếng. Nó có thể được tạo bởi 2-3 ngữ đoạn hoặc 2-3 mệnh đề liên hợp. Chẳng hạn như: vén ay áo xô đốt nhà táng giày,…..

Thành ngữ còn được tạo nên từ kết cấu ngữ pháp. Câu có kết cấu chủ ngữ-vị ngữ và có trạng ngữ hay tân ngữ đi cùng. Ví dụ như: Chuột sa chĩnh gạo,…  Câu có kết cấu như C-V hoặc V-C như: Mẹ tròn con vuông,….

4. Tìm hiểu về tác dụng mà thành ngữ mang lại

- Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

- Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

- Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

5. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

+ “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...”.

+ “Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Ngắn gọn;

- Thường có vần, nhất là vần lưng;

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh”.

+ Nhận xét một cách thỏa đáng thì mối quan hệ giữa chúng khá mờ nhạt chứ không hề khăng khít, mật thiết dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, khó phân biệt như nhiều người đang lầm tưởng.

~ “Thành ngữ” là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

~ Còn “tục ngữ” là “câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”

6. Ví dụ về thành ngữ 

- Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.

Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.

- Ao sâu cá cả.

Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn.

- Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra.

Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa.

- Biết đâu ma ăn cỗ.

Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Khuyên các dân tộc trong một đất nước phải biết đoàn kết.

- Chết cả đống hơn sống một mình: 

Tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau. 

- Dữ như cọp

Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc bị sa vào tay mình. 

- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chế

Đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể. 

- Đồng tâm hiệp lực (Đồng sức đồng lòng)

Cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mục đích chung.

- Gan vàng dạ sắt

Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.

- Kề vai sát cánh

Luôn ở gần nhau và thân thiết với nhau.

- Lá lành đùm lá rách

Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

icon-date
Xuất bản : 07/02/2022 - Cập nhật : 09/02/2022