logo

Khác máu tanh lòng là gì?

Câu hỏi: Khác máu tanh lòng là gì?

Trả lời:

Hiểu một cách đơn giản, Khác máu tanh lòng nghĩa là những người không cùng huyết thống, không ruột thịt thì sẽ đối xử tệ bạc với nhau. Dù cái thời này hay thời xưa, chuyện “Khác máu tanh lòng” vẫn không hề xa lạ. Người thân thiết, ruột thịt mà người ta còn chẳng yêu thương nhau huống chi là người xa kẻ lạ.

Cùng Top lời giải điểm qua một vài quan hệ điển hình cho câu nói trên nhé!


1. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

Nhắc đến khác máu tanh lòng không thể không nhắc đến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Bởi lẽ đây là vấn đề có từ xa xưa, với những mâu thuẫn xảy ra hàng ngày trong gia đình khiến người chồng/ người con bị kẹt vào trong tình huống khó xử. 

Số vụ ly hôn gần đây có nguyên nhân do nàng dâu mâu thuẫn với mẹ chồng hoặc cả gia đình chồng ngày một gia tăng. Vợ chồng ly hôn do con dâu mâu thuẫn với mẹ chồng xuất phát từ muôn vàn lý do khác nhau, từ áp lực tiền bạc khi ở chung, cho đến nâu thuẫn từ thói quen sinh hoạt hằng ngày, việc chung sống trong cùng mái nhà với mẹ chồng xảy ra mâu thuẫn mà dân gian có câu “không ưa thì dưa có dòi„ vẫn diễn ra thường ngày.

[CHUẨN NHẤT] Khác máu tanh lòng là gì?

Mẹ chồng cũng từng là con dâu lẽ ra nên phải thấu hiểu, con dâu cũng nên thương mẹ để mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. 


II. Một số câu nói về quan hệ mẹ chồng – nàng dâu

1. 

Con thơ tay ẫm tay bồng 

Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông. 

2. 

Thương chồng phải khóc mụ gia. 

Ta đây với mụ có bà con chi? 

3. 

Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt. 

Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu. 

Mẹ chồng cay đắng đủ điều. 

Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui. 

4.

Cha chài, mẹ lưới, con dâu. 

Con trai tát nước, nàng dâu đi mò. 

5.

Cây khô chết đứng giữa đồng. 

Mần dâu trăm chuyện, mẹ chồng còn chê. 

Mẹ chồng đã lớn còn quê. 

Mần dâu đủ chuyện, mà chê nỗi gì. 


III. Quan hệ dì ghẻ - con chồng, dượng ghẻ - con vợ

Dì ghẻ con chồng, Dượng ghẻ con vợ là hai mối quan hệ vật chứng rõ ràng nhất cho câu khác máu tanh lòng. Vì không chung huyết thống, không phải do mình đẻ ra lại là con của người cũ từng thương khiến mối quan hệ này luôn dừng ở mức khắc nghiệt và cay nghiệt. Cùng đọc những câu nói dưới đây để cảm nhận nhé .

1.

Gọi mẹ mà con chẳng được mẹ thương

Bởi lẽ thường con không cùng huyết thống

Trời không thương mẹ con không còn sống

Cha lấy dì để nối tiếp yêu thương.

2.

Cha già con mọn chơi vơi

Gần đất xa trời con chịu mồ côi

Mồ côi tội lắm ai ơi

Mẹ ruột, cha ghẻ chịu lời đắng cay.

3.

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.

4.

Mẹ gà con vịt chít chiu

Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng.

5.

Sống chúng nhà mà lo sợ thóp thoi

Sợ cha say rồi mẹ buồn trút giận

Là con chồng nên mãi hoài lận đận

Kế mẫu mà, hiếm mấy kẻ có tâm.

6. 

Mẹ và con có một cuộc đấu ngầm

Bởi giản đơn con là con vợ trước

Thì thử hỏi làm sao thương cho được?

Con như là vật chướng muốn trừ đi.

7.

Một mâm có mấy đĩa ngon

Dì ghẻ ních hết để con nhịn thèm.

8.

Cây không trồng nên lòng không tiếc

Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương.

9.

Lúc không vui mẹ nổi cơn tam bành

Tội thân con làm cái bao trút giận

Chổi và cây rồi đấm đá tứng lựng

Thân tím bầm, máu rỉ bởi lằn roi.

10.

Mấy đời sấm trước có mưa

Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng.

icon-date
Xuất bản : 07/02/2022 - Cập nhật : 08/02/2022