logo

Phép biện chứng của triết học Hêghen là

Triết học Hêghen là một hệ thống đồ sộ, bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng thành tựu to lớn nhất của triết học Hegel chính là phép biện chứng. Vậy Phép biện chứng của triết học Hêghen là gì? Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.


Câu hỏi: Phép biện chứng của triết học Hêghen là:

A. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.

B. Phép biện chứng duy vật hiện đại.

C. Phép biện chứng ngây thơ chất phác.

D. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Phép biện chứng của triết học Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lý do chọn đáp án D

Triết học Hêghen là một hệ thống đồ sộ, bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng thành tựu to lớn nhất của triết học Hegel chính là phép biện chứng.

Phép biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hêghen. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;

Phép biện chứng của triết học hêghen là

Engels đã nói:

“Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức, từ Kant đến Hêghen”

Vladimir Ilyich Lenin đã nói:

Phép biện chứng của triết học Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan. “Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm”

>>> Xem thêm: Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Triết học Mác Lênin

Câu 1. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm?

A. Do hạn chế của nhận thức con người về thế giới.

B. Sự phân chia giai cấp và sự tách rời đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong xã hội có giai cấp đối kháng

C. Cả a và b

D. Khác

Đáp án đúng: C

Câu 2. Chọn luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử.

A. Quan hệ sản xuất mang tính chất vật chất.

B. Yếu tố kinh tề quyết định lịch sử.

C. Sự vận đồng, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con người quyết định.

D. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử.

Đáp án đúng: C

Câu 3. Xác định mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật biện chứng.

A. Phản điện tử, phản hạt nhân là phi vật chất.

B. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất.

C. Phản vật chất là sự tưởng tượng thuần túy của các nhà vật lý học.

D. Phản vật chất không phải là vật chất.

Đáp án đúng: B

Câu 4. “Tất cả cái gì đang vận động, đều vận động nhờ một cái khác nào đó”. Nhận định này gắn liện với hệ thồng triết học nào? Hãy chọn phương án sai.

A. Triết học duy vật.

B. Triết học duy tâm.

C. Triết học duy tâm khách quan.

D. Triết học duy tâm chủ quan.

Đáp án đúng: A

Câu 5. Phép biện chứng cổ đại là:

A. Biện chứng duy tâm.

B. Biện chứng ngây thơ, chất phác.

C. Biện chứng duy vật khoa học.

D. Biện chứng chủ quan.

Đáp án đúng: B

-------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Phép biện chứng của triết học Hêghen là gì? Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thưc hữu ích cho quá trình học tập, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 27/05/2022 - Cập nhật : 27/05/2022