logo

Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chi tiết câu hỏi trắc nghiệm "Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?" kèm kiến thức lý thuyết liên quan. Là tài liệu hữu ích môn Triết học dành cho các bạn sinh viên và giảng viên tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?

Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản sau:

Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy, nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Nguyên lý này khái quát những tính chất chung của các mối liên hệ; nghiên cứu khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là các mối liên hệ: cái chung và cái nêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực.

- Nguyên lý về sự phát triển:

+ Nguyên lý này khái quát những tính chất chung của mọi sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời cũng nghiên cứu chỉ ra những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển; đó là các quy luật: những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định. Đó là các quy luật về phương thức, nguồn gốc, động lực và khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Từ việc nghiên cứu những tính chất chung nhất của các mối liên hệ phổ biến, các quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát triển, phép biện chứng đã xác lập hệ thông các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, có tính phổ biến, giữ vai trò định hướng chung nhất cho quá trình nhận thức và thực tiễn, đặc biệt là với những sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.


Kiến thức mở rộng về Phép biện chứng 


1. Biện chứng là gì?

Biện chứng: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng.


2. Phép biện chứng là gì? 

Biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.

Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?

3. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng

- Phép biện chứng đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, với ba hình thức cơ bản (cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học):

+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết học Ân Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”... Tiêu biểu cho phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại là những quan điểm biện chứng của Heraclit.

+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I. Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen. Ph. Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên một trình độ mới - trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ, trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là phép biện chứng được xây dựng trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan) nên hệ thống lý luận này chưa phản ánh đúng đắn bức tranh hiện thực của các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo lý luận này, bản thân biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên và xã hội chỉ là sự tha hoá của bản chất biện chứng của “ý niệm tuyệt đối”.

+ Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng. Nó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là kế thừa những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng của Ph. Hêghen; đồng thời phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới, nhờ đó làm cho phép biện chứng đạt đến trình độ hoàn bị trên lập trường duy vật mới.

- Sự đối lập căn bản giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức:

Sự đối lập căn bản giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong việc nhận thức thế giới là ở chỗ: phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ phổ biến, tương tác, chuyển hoá, vận động và phát triển; còn phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức các sự vật, hiện tượng không trong mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá, vận động và phát triển; nó tuyệt đối hoá tính chất ổn định, cô lập của các sự vật, hiện tượng. Do đó, phương pháp siêu hình chỉ có giá trị trong một phạm vi nhất định. Chỉ có phương pháp biện chứng mới có thể cho phép nhận thức sự vật, hiện tượng đúng như chúng tồn tại trong thực tế.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2022 - Cập nhật : 15/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads