Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm các yếu tố nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Triết học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
A. Quan hệ sản xuất thống trị
B. Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ
C. Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai
D. Các phán đoán đều đúng
Đáp án đúng: D. Các phán đoán đều đúng
Cơ sở hạ tầng thuộc phạm trù triết học với mục đích để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nào đó. Và chúng được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau, cụ thể:
Phương diện hình thái: Là những tài sản có thể nhìn thấy, hiện hữu trong cuộc sống như giao thông, công trình công cộng, đường xá, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật… Dựa trên những cơ sở có sẵn này, các hoạt động về kinh tế - văn hoá – xã hội sẽ được duy trì và phát triển.
Theo phương diện kinh tế: Lúc này cơ sở hạ tầng được hiểu như một loại hàng hoá công cộng để phục vụ cho lợi ích chung toàn xã hội.
Về phương diện đầu tư: Cơ sở hạ tầng là kết quả của quá trình gom góp qua nhiều thế hệ. Được đầu tư lâu dài để đáp ứng tốt hơn cho mục tiêu phát triển toàn diện của một quốc gia.
→ Tóm lại, cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Đây là nền tảng cốt lõi có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Hiện nay cơ sở hạ tầng có 3 quan hệ chính, chủ đạo chi phối là quan hệ sản xuất thống trị ,q uan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai
Trong mối quan hệ của các quan hệ sản xuất của cơ sở hạ tầng, thì quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò qui định, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tương ứng với quan hệ sản xuất trong cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị qui định các quan hệ sản xuất khác.
Đặc trưng, bản chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị qui định. Ví dụ: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam phản ánh bản chất kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Tương ứng với các kiểu quan hệ sản xuất trong một cơ sở hạ tầng là các thành phần kinh tế khác nhau. Ví dụ: trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tư nhân của người sản xuất nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân tư bản…
Trong xã hội có giai cấp thì cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp. Bởi, nó đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nợ công có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1 m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn
* Giải pháp
- Đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải, hạ tầng đô thị
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh,…
- Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược gồm:
(i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
(ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và,
(iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại. , nguồn lực đầu tư từ xã hội vào các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hạ tầng giao thông vận tải quy mô lớn đã được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các vùng miền trong cả nước như: Việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ; đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng 1.050 km đường cao tốc; triển khai các công trình cảng hàng không quan trọng như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleiku; Cảng biển quốc tế Cái Mép-Thị Vải, Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu...; thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm như các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc-Nam, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ...