logo

Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau: a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực

icon_facebook

Câu hỏi: Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn

c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

Trả lời

a. Năng lực -> Năng nổ

b. Nhân văn -> Nhân vật

c. Hàng ngàn năm văn hiến -> Ngàn năm văn hiến

d. Chúng ta thấy các người phụ nữ -> Chúng ta thấy được hình ảnh người phụ nữ.

* Ngữ pháp

Ngữ pháp của một ngôn ngữ tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ đó, nó có thể được các nhà nghiên cứu phát hiện ra và miêu tả hoặc giải thích. “Ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt ”. Các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt bao gồm hình vị, từ, cụm từ, câu.

* Các đặc điểm của ngữ pháp

- Tính khái quát

Như đã biết, ngôn ngữ có tính khái quát. So với các bộ phận khác của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngữ pháp là toàn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.

Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau: a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực

- Tính hệ thống

Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ giữa chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có tính hệ thống.

- Tính bền vững

So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn. Trong nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngôn ngữ dù có ít nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền vững.

* Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt

- Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – gọi là từ ghép.

Ví dụ: mua + bán = mua bán

toán + học = toán học

- Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là từ láy.

Ví dụ: lạnh → lành lạnh

buồn → buồn bã

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 82

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads