logo

Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng. a. Làm bộ, làm dáng, làm cao

icon_facebook

Câu hỏi: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Trả lời

a.

- Làm bộ: sự giả vờ.

Đặt câu: Anh ấy thích cô nhưng vì ngại không dám thổ lộ nên làm bộ như không có tình cảm vậy.

- Làm dáng: làm đẹp.

Đặt câu: Bạn A lớp tôi làm dáng ghê lắm.

- Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Thích vậy mà còn làm cao.

b.

- Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đặt câu: Đây quả thật là công việc nhẹ nhàng!

- Nhè nhẹ: hơi nhẹ.

Đặt câu: Gió thổi nhè nhẹ qua từng kẽ lá.

- Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Làm xong bài tập về nhà khiến mình thở phào nhẹ nhõm.

c.

- Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Những bông hoa nho nhỏ đang tỏa ngát hương.

- Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

- Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng. a. Làm bộ, làm dáng, làm cao

Đặt câu: Sau câu chuyện tối qua mới thấy lòng dạ anh ấy thật nhỏ nhen.

- Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Tuy chỉ có chút phần quà nhỏ nhắt nhưng ở đó chất chứa tình thương của tất cả mọi người

* Kỹ năng đặt câu hỏi

- Kỹ năng đặt câu hỏi được hiểu là cách bạn dẫn dắt một cuộc đối thoại bằng những câu hỏi đem tới không khí tích cực, giúp kéo dài cuộc trò chuyện và đảm bảo mạch câu chuyện theo dự kiến.

- Đặt câu hỏi là một kỹ năng trong nghệ thuật giao tiếp. Hỏi và đáp giúp trao đổi thông tin và nối dài cuộc nói chuyên. Nếu biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ có được những câu trả lời hữu ích, cần thiết.

* Cách rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi

Để rèn luyện kỹ năng này, chúng ta nên dựa trên những nguyên tắc sau:

- Dựa trên mức độ mối quan hệ để đạt câu hỏi: Mối quan hệ cũng sẽ giúp bạn sử dụng đại từ nhân xưng cho phù hợp trong cuộc nói chuyện. Ví dụ: Với anh em họ hàng thân thiết, bạn có thể sử dụng từ đơn thuần giản dị, với cấp trên sử dụng từ lịch sự, khiêm tốn hơn.

- Dựa trên nội dung và mục đích câu hỏi: Để tường tận một nghi vấn đang nảy sinh trong đầu, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách này để đặt câu hỏi: 

Cách 1: Hỏi thẳng vào vấn đề, cách này còn gọi là câu hỏi đóng. Ví dụ như: “Có phải bạn đang tính mở công ty riêng?”

Cách 2: Hỏi kiểu thăm dò hay còn gọi là câu hỏi mở. Ví dụ: “Bạn thấy thế nào?”. Hỏi để được nhận câu trả lời cụ thể hoặc để đối phương diễn giải. Câu hỏi này giúp bạn có được ý kiến của người được hỏi, khơi gợi họ nói cho ta thông tin, nêu ý kiến hoặc giảng giải những điều bạn đang thắc mắc.

- Dùng ngôn từ, thái độ phù hợp: Khi đặt câu hỏi, bạn nên chú ý đến ngôn từ và thái độ của mình. Không nên hỏi quá dồn dập, hỏi một lúc quá nhiều câu và thái độ không mấy nhẹ nhàng. Nếu câu hỏi có nội dung nhạy cảm, tế nhị thì nên đặt câu hỏi một cách tinh tế, tránh trường hợp quá sỗ sàng.

- Hỏi nhưng không quá tò mò: Rất nhiều người mắc phải lỗi này dù chủ ý của bạn chỉ muốn nhanh chóng có câu trả lời nhưng có thể họ nghĩ rằng bạn đang quá thọc mạch vào chuyện đời tư của họ. Tốt nhất, chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến mình hoặc những công việc chung mà hai người cùng tham gia.

- Lắng nghe chân thành: Khi đặt câu hỏi dù với mục đích gì, bạn cần có thái độ lắng nghe chân thành, thể hiện rằng mình đang rất quan tâm đến câu chuyện của họ. Lắng nghe giúp người được hỏi cảm thấy họ được tôn trọng. Điều này giúp kích thích họ bày tỏ ý kiến và tạo nên nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng Việt SGK 10 trang 71

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads