logo

Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

A. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng. 

B. Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước.

C. Phương tiện vận tải ít được cải tiến.

D. Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu.

Trả lời

Đáp án đúng: B.  Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước

Giải thích: 

Vận tải đường sông ở nước ta hiện nay mới tập trung ở đồng bằng, trên các hệ thống sông như sông Hồng - sông Thái Bình, sông Mê Công - Đồng Nai, một số sông lớn ở miền Trung.

→ Vì thế nhận xét  “Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước“ là không đúng.


Kiến thức tham khảo về ngành giao thông vận tải nước ta


1. Tìm hiểu chung về giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.

a) Đường bộ (đường ô tô)

- Sự phát triển :

+ Mạng lưới được mở rộng và hiện đại hoá.

+ Mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

 + Hệ thống đường bộ Việt Nam đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.

Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

- Các tuyến đường chính:

+ Quốc lộ 1 : dài 2300 km từ Hữu Nghị đến Năm Căn, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở phía Tây.

+ Các tuyến khác: Quốc lộ 7,8,9.

- Ưu điểm: 

+ Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.

+ Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.

+ Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng

+ Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiên liệu vận chuyển.

+ Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.

+ Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

+ Tai nạn giao thông đường ô tô.

b) Đường hàng không

- Sự phát triển :

+ Trẻ nhưng phát triển rất nhanh.

+ Năm 2007 cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế).

- Các tuyến chính:

+ Trong nước: khai thác trên 3 đầu mối là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

+ Mở nhiều đường bay đến quốc tế.

- Ưu điểm:

+ Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.

- Nhược điểm:

+ Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…

+ Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.

+ Gây ô nhiễm môi trường.

c) Đường sắt

- Sự phát triển :

+ Chiều dài 3143 km.

+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam được xây dựng, nâng cấp.

- Các tuyến chính :

+ Đường sắt Thống Nhất : 1726km.

+ Các tuyến khác: Hà Nộ i- Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng…

- Ưu điểm: 

+ Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.

+ Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao → tiết kiệm thời gian.

- Nhược điểm:

+ Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn → tuyến đường cố định.

d) Đường biển

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường biển: đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm trên tuyến đường biển quốc tế…

- Các tuyến chính :

+ Quan trọng nhất theo hướng Bắc Nam là tuyến Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh (1500km).

+ Các tuyến khác: Hải Phòng - Đà Nẵng : 500km.

+ Hải Phòng - Hồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Hồng Kông …

+ Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng -vLiên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu -Thị Vải.

- Ưu điểm:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.

+ Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.

+ Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới

+ Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.

- Nhược điểm:

+ Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.

+ Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

e) Đường sông

- Sự phát triển :

+ Chiều dài khoảng 11000 km.

+ Phương tiện đa dạng nhưng ít được cải tiến.

- Các tuyến chính :

+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công - sông Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

- Ưu điểm:

+ Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.

+ Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.

- Nhược điểm: 

+Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…

+ Tốc độ chậm.

g)  Đường ống

- Ngày càng phát triển gắn liền với ngành dầu khí.

- Các tuyến chính:

+ Miền Bắc: tuyến B12.

+ Miền nam: các tuyến vận chuyển dầu khí vào đất liền.

- Ưu điểm: 

+ Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.

+ Không tốn mặt bằng xây dựng.

- Nhược điểm: 

+ Phụ thuộc vào địa hình. 

+ Không vận chuyển được chất rắn.

+ Khó xử lí khi gặp sự cố.

- Tình hình phát triển:

+ Chiều dài đường ống tăng nhanh.

+ Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt. Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.

Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 km đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 km đường ống đang trong dự án khí Nam Côn Sơn.


3. Vai trò của ngành giao thông vận tải nước ta

Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay? (Ảnh 2)

- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads