Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.
B. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.
C. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.
D. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến.
Trả lời
Đáp án đúng: A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.
Giải thích: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nên sông ngòi nước ta nhiều phù sa và có độ dốc khác nhau, mực nước thay đổi theo từng khu vực. Đây là khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Có hơn 2.360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông, nhưng phần lớn là sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
- Chế độ nước theo mùa : Mùa lũ tương ứng với mùa mưa ,mùa cạn tương ứng với mùa khô.
- Chế độ mưa thất thường nên chế độ dòng chảy sông cũng thất thường.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn:
+ Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
+ Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
+ Hàm lượng phù sa lớn là do sông ngòi nước ta lớn là do quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ ở đồi núi, làm cho các vật liệu ở miền núi bị rửa trôi
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Các con sông chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
+ Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.... Mà nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70 - 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 - 30% lượng nước, chính vì sự phân bố lượng mưa từng mùa nên vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.
Ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi dày đặc đến ngành giao thông vận tải nước ta:
- Thuận lợi: Phát triển ngành vận tải đường sông.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông (chính vì thế ở nước ta vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường hộ).
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc lại không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà… và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc
+ Nam (quốc lộ I, đường sắt Thống Nhất).
- Khó khăn: Vận tải đường ô tô, đường sắt đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà,... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
a) Giá trị của sông ngòi
Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt. Nhân dân ta đã khai thác, sử dụng, cải tạo sông ngòi từ lâu đời.
Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước và lịch sử chinh phục dòng sông đã qua mấy nghìn năm. Ngày nay, hàng trăm công trình thủy lợi, thủy điện như Hòa Bình, Trị An, Dầu Tiếng… tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ sản xuất và đời sống.
b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
Sông thường bắt nguồn từ miền núi chảy vé đồng bằng và đổ nước ra biển. Miền núi nước ta là đầu nguồn nước. Do rừng cây ở đầu bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc và đe dọa tính mạng con người. Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc. kinh tế phát triển, có rất nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng né bởi rác thải và các hóa chất độc hại từ các khu dân cư. các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.