Hướng dẫn tìm hiểu Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đầy đủ, chi tiết nhất và phần kiến thức mở rộng thú vị về Tổ chức liên kết kinh tế khu vực do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực như: EU, APEC, ASEAN, NAFTA,….
EU
European Union là kết hợp của từ 2 trong tiếng Anh. Cụ thể European là nói về Châu Âu. Còn Union có nghĩa là liên minh hoặc là liên hiệp. Do đó European Union có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt có là nghĩa Liên minh Châu Âu hay tên gọi khác là Liên hiệp Châu Âu.
Đây là một tổ chức có lịch sử 60 năm tồn tại và phát triển qua nhiều tên gọi khác nhau. Có lúc là tổ chức phòng thủ, có lúc mang tên sản phẩm chủ lực như than, thép. Có giai đoạn trở thành cộng đồng kinh tế và sau đó là Liên minh Châu Âu ngày nay.
Liên minh Châu thường được gọi dưới tên là EU hay European Union là một tổ chức tập hợp các nước thuộc Châu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước
APEC
APEC chính là một diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương và được ra đời từ 3 thập kỷ gần đây. Hiện tại APEC bao gồm 21 thành viên, trong đó chiếm 52% diện tích lãnh thổ và 59% dân số cũng như đã đóng góp 57%GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại trên thế giới.
APEC được ra đời vào tháng 11 năm 1989, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chứuc ở Can-bê-ra thuộc ÚC, khi đó có 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật bản, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brenei, Malaysia và Indonesia.
Đến tháng 11 năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan được kết nạp vào APEC, tháng 11/1993, Papua New Guinea, Mexico kết nạp vào APEC, tháng 11/1994 thì APEC kết nạp thêm Chi-lê.
Vào tháng 11 năm 1998 thì Việt Nam, Nga và Pê -ru kết nạp vào APEC và cũng từ đây thì APEC đã ngừng kết nạp thành viên trong 10 năm nhằm củng cố tổ chức.
Tóm lại: Cho đến thời điểm bây giờ thì APEC có 21 thành viên là những tổ chức kinh tế lớn trên hàng đầu thế giới, có khoảng hơn 2,8 tỉ dân, 52% diện tích lãnh thổ, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên, 59% tổng sản phẩm quốc nội, 49% thương mại thế giới.
ASEAN
ASEAN là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, viết tắt của Association of South East Asian Nations, đây là tổ chức liên kết, liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với năm quốc gia thành viên đầu tiên là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
ASEAN có diện tích đất 4,46 triệu km², có số dân khoảng 600 triệu người chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và chiếm 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với đất. Năm 2010, tổng GDP danh nghĩa của ASEAN đạt 1,8 nghìn tỷ USD. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) được thành lập.
ASEAN được tạo dựng nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực và phát triển văn hóa giữa các thành viên, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.