logo

Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất

Câu trả lời đúng nhất: Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất: Phản ứng sẽ không xảy ra khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất. Về nguyên tắc, khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.

Để hiểu rõ hơn về Enzyme là gì? Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu phần nội dung dưới đây


1. Enzyme là gì?

Enzyme cấu trúc bởi các phân tử protein, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, chức năng cơ và thần kinh, trong đó tiêu biểu là:

- Hệ tiêu hóa: Enzym giúp cơ thể phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn như glucose, để sử dụng làm năng lượng.

- Sao chép DNA: Mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa DNA. Mỗi lần tế bào phân chia, DNA cần được sao chép. Enzyme trợ giúp trong quá trình này bằng cách tháo cuộn DNA và sao chép thông tin.

- Men gan: Gan phân hủy các chất độc trong cơ thể. Để làm điều này, nó cần sự hỗ trợ của nhiều loại enzym khác nhau.

Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất

- Cơ chế hoạt động của enzyme bao gồm ba bước chính:

+ Cơ chất (Substrate) liên kết với enzyme (Enzyme) để hình thành phức hệ enzyme - cơ chất (E - S complex).

+ Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (Product), tạo thành phức hệ E-P.

+ Sản phẩm P được giải phóng enzyme E.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:

- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp (đa số pH = 6 – 8).

- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzim tăng sau đó không tăng.

- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Có thể làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim.

- Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.

>>> Xem thêm: Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của Enzim


2. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất

- Enzim giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn (không quyết định chiều phản ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào. - Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. - Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như 1 chât ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá. - Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp, tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì gây nên các rối loạn về chuyển hóa, có thể gây nên các triệu chứng bệnh lí: ví dụ bệnh phêninkêto niệu, thiếu enzim chuyển hóa phêninalanin thành tirôzin làm cho phêninalanin bị ứ đọng, chuyển lên não, đầu độc não, làm mất trí nhớ.

Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất

* Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất:

Phản ứng sẽ không xảy ra khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất. Về nguyên tắc, khi cơ chất liên kết vào, trung tâm hoạt động sẽ thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.


3. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Enzim

Câu 1: Thành phần cơ bản của enzim là

A. Lipit.

B. Axit nucleic.

C. Cacbon hiđrat.

D. Protein.

Đáp án: D

Giải thích:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?

A. Axit nuclêic

B. Prôtêin

C. Cacbohiđrat

D. Lipit

Đáp án: B

Giải thích:

Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.

Câu 3: Enzim có bản chất là

A. Prôtêin

B. Mônôsaccarit

C. Pôlisaccarit

D. Phôtpholipit

Đáp án: A

Câu 4: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

A. Cofactơ.

B. Protein.

C. Coenzim.

D. Trung tâm hoạt động.

Đáp án: D

Giải thích: Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Câu 5: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. Trung tâm điều khiển

B. Trung tâm vận động

C. Trung tâm phân tích

D. Trung tâm hoạt động

Đáp án: D

Giải thích:

- Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động

tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Enzyme và Phản ứng do enzyme xúc tác thay đổi như thế nào khi trung tâm hoạt động của enzyme bị thay đổi hình dạng không phù hợp với cơ chất. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có nhiều kiến thức hữu ích giúp học tốt hơn. Chúc các bạn làm bài tốt và đạt kết quả cao! 

icon-date
Xuất bản : 01/06/2022 - Cập nhật : 23/11/2022